Wednesday, November 8, 2023

Xung đột Israel-Palestine: Cái nhìn từ lịch sử - Quốc Đạt

 
Với việc Phong trào Hamas ở Palestine tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel và cuộc tấn công trả đũa của nước này, cộng đồng quốc tế một lần nữa tập trung sự chú ý tới chảo lửa Trung Đông và những gì có thể xảy ra tiếp theo. Dưới đây là hướng dẫn đơn giản để độc giả có thể nắm bắt được những sự kiện và diễn biến chính của một trong những cuộc xung đột dai dẳng nhất lịch sử hiện đại.


Vùng đất Palestine lịch sử
  • Palestine là một khu vực địa lý tại Tây Á, nằm giữa Địa Trung Hải và sông Jordan, ở vào một vị trí chiến lược, là giao lộ giữa Ai Cập, Đại Syria và bán đảo Ảrập.
  • Từ thế kỷ thứ 11 TCN, nhà nước cổ đại của người Do Thái đã ra đời ở vùng đất Palestine. Các vị vua Do Thái nổi tiếng trong thời kỳ này có thể kể đến như vua David (người đã đánh bại gã khổng lồ Goliah) hay Solomon (người cho xây dựng đền thờ Do Thái thứ nhất).
  • Ngày nay người ta biết về thời kỳ này rất ít, chủ yếu qua kinh Cựu ước. Nhưng nó cũng chứng minh một điều quan trọng: Sự hiện diện của người Do Thái trên mảnh đất này đã có từ rất lâu, trước khi những người Ảrập chiếm được nó. Sau khi vua Solomon qua đời, nhà nước Do Thái suy yếu, xảy ra nội chiến và bị chia cắt, trước khi bị thôn tính bởi người Babylon và người Assyria.
  • Đến thế kỷ thứ 8 TCN, các quốc gia của người Do Thái đã bị tiêu diệt hoàn toàn, vùng đất Palestine lần lượt nằm dưới sự cai trị của các Đế chế Assyria, Đế chế Babylon, Đế chế Ba Tư, Đế chế La Mã trong hàng thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ảrập trong quá trình bành trướng của họ đã chiếm được khu vực này vào thế kỷ thứ 8 từ tay người La Mã. Trải qua nhiều thăng trầm, Palestine tiếp tục bị kiểm soát bởi người Hồi giáo trong hàng thế kỷ với sự cai trị lần lượt của các đế chế Hồi giáo Ayyubid, Đế chế Mamluk và đế chế Ottoman.
Khởi nguồn của xung đột
  • Cuối thế kỷ 19, người Do Thái sau hai thiên niên kỷ phiêu bạt đã cho ra đời Phong trào Phục quốc Do Thái với mục tiêu thành lập một quốc gia có chủ quyền cho dân tộc của họ ở khu vực Trung Đông. Trong khi đó, phong trào chủ nghĩa dân tộc Ảrập cũng được hình thành để tìm cách giành độc lập từ Đế chế Ottoman. Với sự gia tăng của chủ nghĩa bài Do Thái ở Châu Âu, một làn sóng di cư của người Do Thái tới Palestine đã diễn ra từ đầu những năm 1880. Người Ảrập ở Palestine hiển nhiên không hài lòng trước làn sóng này, mâu thuẫn giữa hai bên đã bắt đầu âm ỉ từ đây.
  • Đế chế Ottoman tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đứng về phía phe Liên minh (cùng Đức, Áo-Hung) để chống lại phe Đồng minh (Anh, Pháp, Nga). Kết cục: phe Liên minh thất bại, còn đế chế Ottoman tan rã thành nhiều quốc gia độc lập.
  • Sau chiến tranh thế giới, lãnh thổ Palestine (khi đó bao gồm tất cả những vùng hiện có của Israel và Jordan) được đặt dưới chế độ “ủy trị” của Anh tức được Hội Quốc Liên ủy nhiệm để kiểm soát trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi họ trao trả vùng đất này cho "chủ nhân" thực sự. Nhưng "chủ nhân" đó là ai? Người Ảrập hay người Do Thái?
Tuyên bố Balfour năm 1917

Tuyên bố Balfour năm 1917. Ảnh: History.com
  • Vào ngày 2.11.1917, Ngoại trưởng Anh lúc bấy giờ là Arthur Balfour đã viết một lá thư gửi tới Lionel Walter Rothschild, một người đứng đầu cộng đồng người Do Thái ở Anh.
  • Bức thư rất ngắn - vỏn vẹn 67 từ - nhưng nội dung của nó đã gây ra một cơn địa chấn đối với Palestine mà tác động của nó, chắc chắn vẫn còn được cảm nhận cho đến ngày nay.
  • Bức thư cam kết chính phủ Anh sẽ “thành lập ở Palestine một quốc gia cho dân tộc Do Thái” và tạo điều kiện thuận lợi để “thực hiện mục tiêu này”. Bức thư được gọi là Tuyên bố Balfour.
  • Về bản chất, Tuyên bố Balfour là việc một cường quốc châu Âu hứa với Phong trào Phục quốc Do Thái sẽ giúp họ thành lập một “quốc gia” ở nơi người bản địa Ảrập Palestine chiếm hơn 90% dân số.
  • Các quốc gia Ảrập cho rằng vì vùng đất này do người Hồi giáo cai trị hơn một thiên niên kỷ và dân số đa số là người Ảrập nên Palestine phải là một phần của một quốc gia Ảrập, có thể là Syria.
  • Nhưng Chính phủ Anh thì cho rằng vương quốc Do Thái đã trị vì ở nhiều khu vực Palestine trong hơn 1.000 năm và rằng người Ảrập đã có một số quốc gia với diện tích hàng triệu km vuông trong khi người Do Thái lại không có nhà nước của mình.
  • Chế độ ủy trị của Anh được thành lập vào năm 1923 và tồn tại cho đến năm 1948. Trong thời gian đó, người Anh đã tạo điều kiện cho người Do Thái nhập cư hàng loạt vào Palestine, dẫn đến những căng thẳng giữa hai cộng đồng.
Cuộc nổi dậy Ảrập những năm 1930
  • Căng thẳng leo thang cuối cùng đã dẫn đến cuộc nổi dậy Ảrập, kéo dài từ năm 1936 đến năm 1939.
  • Vào tháng 4.1936, Ủy ban Quốc gia Ảrập mới thành lập đã kêu gọi người Palestine phát động một cuộc tổng đình công, giữ lại các khoản thuế và tẩy chay các sản phẩm của người Do Thái để phản đối chủ nghĩa thực dân Anh và sự gia tăng nhập cư của người Do Thái.
  • Cuộc đình công kéo dài 6 tháng đã bị người Anh đàn áp dã man, họ đã phát động chiến dịch bắt giữ hàng loạt và tiến hành phá hủy nhà cửa để trừng phạt.
  • Đến nửa cuối năm 1939, Anh đã tập trung 30.000 quân ở Palestine. Các ngôi làng bị ném bom bằng máy bay, lệnh giới nghiêm được áp đặt, nhà cửa bị phá hủy, các vụ giam giữ hành chính diễn ra phổ biến.
  • Trong ba năm nổi dậy đó, 5.000 người Palestine đã thiệt mạng, 15.000 đến 20.000 người bị thương và 5.600 người bị cầm tù.
Kế hoạch phân chia của Liên Hợp Quốc năm 1947


Kế hoạch Phân chia Palestine của LHQ năm 1947. Ảnh: Al Jazeera
  • Giai đoạn "ủy trị" của Anh tại Palestine kéo dài từ năm 1923, cuối cùng đã buộc phải chấm dứt vào năm 1947 sau khi Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết 181, thực hiện kế hoạch phân chia vùng đất Palestine thành một nhà nước của người Ảrập và một nhà nước của người Do Thái, trong khi thành phố thánh Jerusalem được đặt dưới sự quản lý quốc tế. Kế hoạch đã châm ngòi cho cuộc xung đột dai dẳng mà chúng ta biết ngày nay.
  • Hầu hết người Do Thái ở Palestine và khắp nơi trên thế giới hài lòng và chấp nhận kế hoạch phân chia của LHQ, cả hai siêu cường là Hoa Kỳ và Liên Xô cũng nhất trí với kế hoạch này.
  • Tuy nhiên, người Palestine và cộng đồng Ảrập không chấp nhận vì kế hoạch của LHQ giao khoảng 56% diện tích Palestine cho nhà nước Do Thái, bao gồm phần lớn khu vực ven biển màu mỡ. Vào thời điểm đó, người Palestine đang sở hữu 94% diện tích Palestine lịch sử và chiếm 67% dân số.
Chiến tranh Ảrập-Israel 1948

Lãnh thổ Israel và Palestine qua các thời kỳ. Ảnh: Al Jazeera
  • Tuân thủ theo nghị quyết của LHQ, người Do Thái đã chính thức tuyên bố thành lập nhà nước Israel vào ngày 14.5.1948. Chỉ vài giờ sau tuyên bố độc lập, Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận nhà nước Israel, và Hoa Kỳ cũng nhanh chóng làm theo.
  • Các nước Ảrập (gồm Ai Cập, Iraq, Jordan, Syria, Ảrập Xêút, Lebanon và Bắc Yemen) quyết tâm đè bẹp quốc gia Israel mới chào đời, do đó họ đã đem quân xâm lược Israel, dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh Ảrập-Israel 1948.
  • Kết thúc: Israel giành chiến thắng, giữ được toàn bộ vùng lãnh thổ mà LHQ chia cho họ, và chiếm thêm được 60% vùng lãnh thổ được trao cho người Ảrập tại Palestine theo kế hoạch phân chia. 40% còn lại được các nước Ảrập tham chiến chia nhau: Jordan sáp nhập Bờ Tây, Ai Cập chiếm lấy Dải Gaza.
  • Còn đối với với Jerusalem, theo kế hoạch phân chia của LHQ thì sẽ được quốc tế quản lý, tuy nhiên sau khi cuộc chiến kết thúc thì kế hoạch đã không bao giờ được thực hiện. Israel đã sáp nhập vùng phía tây của thành phố và tuyên bố đây là thủ đô của đất nước, còn Jordan chiếm lấy phần phía đông.
  • Cuộc chiến tranh này đã gây ra khoảng 15.000 thương vong. 750.000 người Palestine phải chạy trốn, dẫn đến làn sóng di cư khổng lồ của người Ảrập tại Palestine sang các quốc gia láng giềng.
Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967
  • Năm 1967, các nước Ảrập lên kế hoạch tấn công Israel lần thứ hai, với mục đích tự vệ Israel đã mở một chiến dịch tấn công phủ đầu vào cả ba nước Ảrập là Syria, Jordan và Ai Cập, dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh Sáu ngày.
  • Kết thúc cuộc chiến là một thắng lợi vang dội cho Israel, họ đã chiếm được Bờ Tây (bao gồm cả Đông Jerusalem) từ tay Jordan; Dải Gaza và bán đảo Sinai từ tay Ai Cập, cùng với cao nguyên Golan từ tay Syria.
Cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 và Hiệp định Camp David
  • Năm 1973, các lực lượng quân sự của Ai Cập và Syria bất ngờ tấn công Israel vào ngày lễ Yom Kippur của người Do Thái, với mục tiêu tái chiếm các vùng lãnh thổ bị mất trong Chiến tranh Sáu ngày. Tuy vậy cuộc xâm lược này tiếp tục thất bại trước sự phản kháng mạnh mẽ của Israel.
  • Đối với Israel, tuy phản công thắng lợi vào giai đoạn sau, nhưng tổn thất nặng về vũ khí và nhân lực khiến nước này thấy cần đàm phán hòa bình với khối Ảrập.
  • Theo Hòa bình David Camp năm 1978 do Mỹ làm trung gian, Israel đã trả lại Bán đảo Sinai cho Ai Cập. Đổi lại Ai Cập chính thức công nhận nhà nước Israel và rút khỏi liên minh chống Israel.
Chiến tranh Nam Lebanon và Hiệp định Oslo 1993
  • Vào năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được thành lập bởi Yasser Arafat, hoạt động chủ yếu ở Ai Cập. Mục tiêu ban đầu của tổ chức này là tiêu diệt Nhà nước Israel thông qua đấu tranh.
  • Sau cuộc chiến Sáu ngày, PLO buộc phải tháo chạy sang Jordan và sau đó di dời đến Nam Lebanon, nơi đây đã được PLO sử dụng làm căn cứ để tiến hành các cuộc tấn công vào miền Bắc Israel cũng như các chiến dịch không tặc trên toàn thế giới.
  • Sau vụ PLO ám sát hụt một nhà ngoại giao Israel năm 1982, Israel đã đáp trả bằng việc mở một cuộc tấn công toàn diện vào Lebanon, nơi trú ẩn của PLO. Các nhóm vũ trang của Palestine bị đánh bại nhanh chóng trong vòng vài tuần, và trụ sở của PLO đã được sơ tán đến Tunisia vào tháng 6 theo quyết định của Yasser Arafat.
  • Đến đầu những năm 1990, các nỗ lực quốc tế để giải quyết cuộc xung đột đã bắt đầu.
  • Hiệp định Oslo năm 1993 được coi là bước tiến lớn trong tiến trình hòa bình. Theo điều khoản của hiệp định, PLO thừa nhận sự tồn tại của Nhà nước Israel và cam kết từ bỏ đấu tranh bạo lực. Đổi lại, Israel cũng công nhận PLO là đại diện của người dân Palestine. Ngoài ra, PLO cũng được phép di dời khỏi Tunisia và thành lập Chính quyền Quốc gia Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza.
  • Hiệp định này được coi là một bước ngoặt: lần đầu tiên PLO chấp nhận giải pháp hai nhà nước, tức họ không còn đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ vùng đất Palestine nữa.
  • Tuy vậy, hiệp định đã vấp phải sự phản đối đáng kể từ các nhóm Hồi giáo cực đoan của Palestine, tiêu biểu là Phong trào Hamas. Họ lên án Arafat là "thỏa hiệp với kẻ thù" và ngay lập tức khởi xướng một chiến dịch khủng bố nhằm vào người Israel. Hòa bình lại một lần nữa không thể thành hiện thực.
Sự chia rẽ nội bộ Palestine và cuộc phong tỏa Gaza
  • Lãnh đạo PLO Yasser Arafat qua đời năm 2004, và một năm sau, phong trào Intifada lần thứ hai kết thúc, các khu định cư của Israel ở Dải Gaza bị dỡ bỏ, binh lính Israel cùng 9.000 người định cư rời khỏi vùng đất này.
  • Một năm sau, người Palestine lần đầu tiên đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Hamas giành được đa số phiếu. Tuy nhiên, một cuộc nội chiến Fatah-Hamas đã nổ ra, kéo dài nhiều tháng, dẫn đến cái chết của hàng trăm người Palestine.
  • Hamas trục xuất Fatah khỏi Dải Gaza, và Fatah - đảng chính của Chính quyền Palestine - nối lại quyền kiểm soát các khu vực ở Bờ Tây.
  • Vào năm 2007, Israel áp đặt lệnh phong tỏa trên bộ, trên không và trên biển đối với Dải Gaza, cáo buộc Hamas là "khủng bố".
4 cuộc chiến ở Dải Gaza
  • Tính đến trước cuộc chiến hiện tại, Israel đã tiến hành 4 cuộc tấn công quân sự kéo dài vào Gaza: vào các năm 2008, 2012, 2014 và 2021. Hàng nghìn người Palestine đã thiệt mạng và hàng chục nghìn ngôi nhà, trường học và tòa nhà văn phòng đã bị phá hủy.
  • Năm 2012, LHQ thông qua nghị quyết, nâng cấp Chính quyền Nhà nước Palestine lên vị thế "nhà nước quan sát viên phi thành viên". Việc thay đổi vị thế này được mô tả là công nhận thực tế chủ quyền quốc gia của người Ảrập Palestine.
  • Tiến trình hòa bình hiện nay vẫn đang đối mặt với rất nhiều trở ngại bởi các bên không ủng hộ giải pháp hai nhà nước, đặc biệt là từ các từ Phong trào cực đoan Hamas của Palestine. Những gì vừa diễn ra những ngày qua cho thấy cuộc xung đột dai dẳng kéo dài gần một thập kỷ này có lẽ còn lâu mới tới hồi kết thúc.

Quốc Đạt

Friday, October 27, 2023

Top 10 cơ quan tình báo hàng đầu thế giới năm 2021

 1. Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) - Mỹ

Thành lập 1947

Ngân sách năm: 15 tỷ USD (2013)

Được Tổng thống Truman thành lập năm 1947, động cơ chính của CIA là làm trung gian phân tích và tình báo chính sách đối ngoại trên toàn quốc. Ngày nay, nó là cơ quan quyền lực nhất trong Cộng đồng Tình báo Mỹ. Hầu hết các nguồn lực và nhân lực của tổ chức này được dành cho việc thu thập thông tin tình báo nước ngoài với một lượng dữ liệu trong nước tối thiểu.

CIA cũng là một trong những tổ chức chính phủ được tài trợ rất nhiều ở Mỹ. Trong lịch sử, CIA đã tham gia nhiều cuộc sự kiện quốc tế, bao gồm cả cuộc đảo chính Guatemala năm 1954, các sự kiện chính trị ở Syria, Indonesia và Congo.

VOV.VN - Thập niên 1980, gián điệp Tolkachev người Liên Xô đã cung cấp cho tình báo Mỹ (CIA) rất nhiều thông tin mật quý giá về công nghệ quân sự.

2. Cơ quan Tình báo mật - Anh

Thành lập: 1909

Ngân sách năm: 2,69 tỷ USD (2015)

Còn được gọi là MI6, Cơ quan Tình báo Anh (SIS) là một trong những tổ chức được nể trọng nhất trong thế giới tình báo. Sự tồn tại của SIS chỉ được chính thức thừa nhận vào năm 1994, gần 9 thập kỷ sau khi thành lập. Không giống như MI5, lãnh địa của SIS chỉ giới hạn đối với các đối tượng và thực thể bên ngoài quần đảo Anh. Trong lịch sử, cơ quan này tham gia Thế chiến II, Chiến tranh Lạnh và các tranh chấp khu vực khác trên toàn thế giới.

3. Mossad - Israel

Thành lập: 1949 Ngân sách năm: 2,7tỷ USDMossad là một trong những cơ quan tình báo đối ngoại lâu đời nhất, có năng lực nhất và đánạt động chống khủng bố và hoạt động bí mật ở nước ngoài. Năm 2017, Mossad đã thành lập quỹ đổi mới công nghệ Libratad để ầu tư vào các công ty công nghệ khởi nghiệp. Cơ quan này có các đơn vị chống khủng bố là Kidon và Metsada cho các nhiệm vụ rất nhạy cảm - ám sát và phá hoại cấp cao trên toàn cầu.

Hầu hết các hoạt động bí mật do Mossad thực hiện đều vì lợi ích của cộng đồng Do Thái trên toàn thế giới. Sau Vụ thảm sát Munich năm 1972, cơ quan này đã thực hiện một hoạt động bí mật lớn (“Sự phẫn nộ của Chúa”) để theo dõi và loại bỏ các thành viên của nhóm chiến binh vũ trang Palestine có liên quan đến vụ tấn công. Chiến dịch bao trùm từ Italy, Pháp, Hy Lạp và Na Uy đến Lebanon, Algeria và Libya.

VOV.VN - Từ khi ra đời, Israel đã nằm trong vòng vây của nhiều nước muốn bóp chết quốc gia này. Để trụ được, họ phải trông cậy vào cả IDF lẫn tình báo Mossad.

4. GCHQ - Anh và NSA - Mỹ

Thành lập: 1919 (GCHQ); 1952 (NSA)

Trụ sở Truyền thông Chính phủ (Government Communications Headquarters – GCHQ) là một tổ chức an ninh chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo cho chính phủ Anh và các lực lượng vũ trang của họ. GCHQ có hai thành phần: Trung tâm An ninh Mạng Quốc gia (NCSC) và Tổ chức Tín hiệu Tổng hợp (GCHQ Bude). NCSC đánh giá mối đe dọa và cung cấp lời khuyên liên quan đến an ninh mạng cho các tổ chức tư nhân và chính phủ ở Anh. Còn GCHQ Bude thực hiện các hoạt động thu thập thông tin tình báo rộng hơn nhiều, chẳng hạn như đánh chặn dữ liệu vệ tinh và cáp.

Đối tác của GCHQ là Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) Mỹ, là một trong những cơ quan tình báo được công khai nhiều nhất trên thế giới. NSA chịu trách nhiệm thu thập và phân tích thông tin liên quan đến an ninh từ cả trong và ngoài nước để hỗ trợ các cơ quan an ninh liên bang khác của Mỹ. NSA tham gia vào việc giám sát hàng loạt thông qua các chương trình hack và nghe lén bí mật. Về ngân sách, NSA là tổ chức tình báo lớn thứ hai ở Mỹ sau CIA. Cả GCHQ và NSA đều là những cơ quan tình báo thu thập thông tin liên quan đến bảo mật hàng đầu trên thế giới, thường cộng tác trong các dự án khác nhau.

5. Cơ quan tình báo đối ngoại (SVR) - Nga

Thành lập: 1991

Cơ quan Tình báo Liên bang Nga (SVR) kế nhiệm vai trò cơ quan tình báo đối ngoại sau khi Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) bị giải tán năm 1991. Nhiệm vụ của cơ quan này bao gồm thu thập thông tin tình báo, thực hiện các hoạt động gián điệp chiến lược và kinh tế cũng như bảo vệ các quan chức Nga ở nước ngoài.

Sau khi hình thành, SVR đóng một vai trò ảnh hưởng hơn trong các chính sách đối ngoại của Nga. Được biết, đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định trong việc chuyển giao công nghệ hạt nhân của Nga cho Iran. SVR thường làm việc cùng với đơn vị tình báo quân sự nước ngoài của Nga, GRU, để thực hiện các hoạt động gián điệp và bí mật tại nhiều nước.

VOV.VN - Sau khi Liên Xô tan rã, cơ quan an ninh mới của Nga (FSB) tiếp tục sử dụng trụ sở cũ của cơ quan tình báo KGB nổi tiếng.

6. Bộ An ninh Quốc gia - Trung Quốc

Thành lập: 1983

Ngân sách năm: 8 tỷ USD (2018)

Bộ An ninh Quốc gia (MSS) là cơ quan dân sự phụ trách thu thập thông tin tình báo trong và ngoài nước và phản gián của Trung Quốc. Cơ cấu MSS hiện tại có từ năm 1983 sau khi hợp nhất Cục Điều tra Trung ương (cơ quan tình báo đối ngoại) và Cục phản gián của Bộ Công an. Với sự hiện diện đáng kể ở khắp năm châu lục, MSS được coi là một trong những cơ quan tình báo mạnh và có ảnh hưởng trên thế giới.

VOV.VN - So với CIA (Mỹ), cơ quan tình báo đối ngoại Trung Quốc ít được công chúng biết đến hơn. Họ có những phương thức khiến phản gián Mỹ khó xử lý.

7. Cơ quan Tình báo Liên bang (BND) - Đức

Thành lập: 1956

Ngân sách năm: 2,1 tỷ USD (năm 2021)

Cơ quan tình báo Đức (Bundesnachrichtendienst - BND) được thành lập năm 1956 với sự giúp đỡ của CIA và đóng vai trò là cửa ngõ duy nhất để các cơ quan gián điệp phương Tây giám sát chặt chẽ khối phía Đông. Trong suốt những năm 1960-1970, BND được coi là cơ quan tình báo có thông tin tốt nhất về Tây Á (Trung Đông). Ngày nay, cơ quan này chịu trách nhiệm thu thập và phân tích thông tin liên quan đến khủng bố quốc tế, chống phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như buôn bán ma túy và tội phạm có tổ chức.

Giống như CIA, cơ quan này tham gia vào việc giám sát hàng loạt. Một sĩ quan BND đã đàm phán thành công việc trao đổi tù nhân giữa Israel và nhóm phiến quân Hồi giáo Shia Hezbollah, diễn ra năm 2018. Được khánh thành vào năm 2019, trụ sở BND ở Berlin trải dài trên diện tích tương đương với 36 sân bóng đá, là trụ sở tình báo lớn nhất thế giới và có thể chứa được khoảng 6.500 nhân viên.

VOV.VN - Một trong các cơ quan “đặc biệt” của Đức là BND - cơ quan tình báo chuyên về mảng đối ngoại. Cơ quan này hiện có một trụ sở mới vô cùng bề thế.

8. Tổng cục An ninh đối ngoại (DGSE) - Pháp

Thành lập: 1982

Ngân sách năm: 731 triệu USD

Tổng cục An ninh Đối ngoại (viết tắt trong tiếng Pháp là DGSE), là một trong những cơ quan tình báo có ảnh hưởng nhất trên thế giới. DGSE trực thuộc Bộ Lực lượng Vũ trang Pháp và có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo và phản gián, cũng như tiến hành các hoạt động đặc biệt ở nước ngoài.

DGSE cũng chuyên về gián điệp kinh tế - thu thập kiến ​​thức về sở hữu trí tuệ (sản phẩm công nghiệp, kỹ thuật, ý tưởng) hoặc thông tin hoạt động (R&D, chiến lược) chống lại các quốc gia khác. Trong suốt những năm 1970 và 1980, DGSE đã theo dõi một số công ty công nghệ lớn nhất ở Mỹ. Trong những năm qua, cơ quan này đã tham gia vào nhiều cuộc nội chiến, đảo chính, chống khủng bố và hoạt động cứu hộ trên khắp thế giới.

9. Tình báo liên ngành - Pakistan

Thành lập: 1948

Tình báo liên ngành (ISI), là cơ quan tình báo đối ngoại của Pakistan. Các nhân viên ISI chỉ được tuyển dụng từ ba quân chủng của Lực lượng vũ trang Pakistan. ISI nổi tiếng với các chiến thuật gây hấn bao gồm chiến tranh tâm lý và lật đổ.

ISI là một trong số ít các cơ quan tình báo trên thế giới có sự hiện diện thống trị ở Afghanistan cho đến nay. Nó đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh Afghanistan trong những năm 1980 bằng cách cung cấp hỗ trợ hậu cần và tình báo cần thiết cho các phiến quân Afghanistan. ISI cũng như thực hiện các hoạt động bí mật ở Ấn Độ, Libya, Iran và Iraq.

10. Cơ quan tình báo bí mật của Australia

Thành lập: 1952

Ngân sách năm: 337 triệu USD (2017)

Cơ quan Tình báo Australia (ASIS), là bộ phận của Cộng đồng Tình báo Australia, có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo từ nước ngoài liên quan đến an ninh nội địa và lợi ích chiến lược của Australia. Được thành lập năm 1952 theo lệnh hành pháp, tuy nhiên, sự tồn tại của ASIS lần đầu tiên được công khai vào năm 1972. Hầu hết các hoạt động của ASIS trong những năm gần đây vẫn được giữ bí mật.

Trong một cuộc họp báo công khai vào năm 2012, Tổng giám đốc ASIS đã tuyên bố, họ đang gia tăng chỗ đứng của mình ở một số khu vực biến động nhất trên thế giới. Năm 2013, cơ quan này đã tham gia vào việc bắt giữ một binh sĩ Afghanistan giả mạo và bị tình nghi là điệp viên Taliban, kẻ đã giết ba binh sĩ Australia trong một cuộc tấn công nội gián tại một căn cứ xăng dầu./.

Rồi ai sẽ thắng ở Gaza? - Ngô Nhân Dụng

Đầu mối của các cuộc xung đột trong vùng bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa dân Israel và người Palestine, từ năm 1948 khi nước Israel thành lập và dân Á Rập chạy tị nạn chiến tranh.
Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ ủng hộ Israel đến cùng, sau vụ đột kích và tàn sát 1,400 thường dân do nhóm Hamas chủ mưu. Tổng thống Joe Biden nói cho nước Israel yên lòng, sau đó mới ngỏ lời khuyên Thủ tướng Benjamin Netanyahu: Không nên hành động trong lúc nóng giận. Ông nhắc lại kinh nghiệm của nước Mỹ sau vụ khủng bố làm chết 3 ngàn người ở New York.
Kinh nghiệm của nước Mỹ cho thấy đánh chiếm một nước đối nghịch có thể dễ dàng, nhưng phải tính trước sẽ làm gì sau đó. Hai tháng sau vụ 11 tháng 9 năm 2001, quân Mỹ đã chiếm được thủ đô Kabul của Afghanistan. Mười năm sau biệt kích Mỹ giết được lãnh tụ al-Qaeda, Osama bin Laden, ở Pakistan. Năm 2021 quân Mỹ phải rút khỏi Afghanistan sau khi hy sinh 2,400 binh sĩ; phe Taliban trở lại nắm chính quyền. Tại Iraq, quân Mỹ cũng đánh chiếm thủ đô Baghdad nhanh chóng, rồi bắt, giết Saddam Hussein. Rồi cũng phải tiếp tục giúp chính phủ Iraq tiêu trừ các nhóm nổi dậy. Hơn 4,500 quân Mỹ thiệt mạng, cùng với 300,000 người Iraq.
Ông Netanyahu có vẻ nghe theo lời ông Biden khuyên, đến hôm nay quân đội Israel chưa đánh vào giải Gaza để “tiêu diệt” tổ chức Hamas, như ông đã tuyên bố. Chính phủ Israel phải tính trước hai điều: Đánh thế nào? Và đánh chiếm được rồi, sẽ làm gì?
Israel đã cai trị giải Gaza từ năm 1967 đến năm 2005. Sau đó, quân Israel đánh vào giải Gaza 4 lần, lần cuối vào các năm 2009 và 2014; nhưng mỗi lần chỉ khoảng 18 ngày sau đã rút quân về. Bây giờ, cuộc đánh, chiếm cứ còn khó khăn gấp bội. Thứ nhất, là suốt 16 năm qua quân Hamas đã đào 500 km đường hầm chằng chịt dưới những khu gia cư chen chúc, trong một giải đất chỉ rộng khoảng 10 km và dài 40 km. Các vệ tinh nhân tạo và máy bay không người lái không thể nhìn thấy các đường hầm. Khi quân tấn công chui vào hầm thì các làn sóng dùng cho radio và hệ thống định vị GPS hết hiệu lực. Sau chiến dịch năm 2014, quân đội Israel đã huấn luyện các toán quân chuyên môn đánh trong đường hầm. Họ tìm cách khám phá các cửa đầu hầm, các địa điểm khi các máy điện thoại di động của quân Hamas bỗng dưng mất sóng. Cuộc chiến trong đường hầm có thể sẽ kéo dài nhiều tháng, có thể hàng năm.
Khó khăn thứ hai là số dân cư đông đúc, hơn 2 triệu người, khó phân biệt đâu là cứ điểm quân sự, chỗ nào chỉ có thường dân. Quân đội Israel đã yêu cầu dân Palestine ở phía Bắc giải Gaza hãy tản cư về phía Nam trước khi bị tấn công. Hơn một triệu người đã di tản, nhưng máy bay Israel cũng đánh bom cả những vùng phía Nam, giáp biên giới Ai Cập. Trong hai tuần lễ, hơn 6000 thường dân đã chết vì bom, cao hơn số thương vong trong những cuộc tấn công vào giải Gaza trước đây. Nếu Israel tiến quân và cuộc chiến kéo dài, số thường dân chết sẽ lên cao, cả thế giới sẽ xúc động, tạo áp lực ngoại giao yêu cầu Israel ngưng chiến. Ngay bây giờ, Hoàng hậu Rania, nước Jordan, đã kết án các nước Tây phương im lặng, làm ngơ trước con số hơn 6,000 dân Palestine tử vong, trong đó có hơn 2,000 trẻ em.
Ví thử quân Israel đánh chiếm, làm chủ được các thị trấn ở Gaza, thì sau đó sẽ làm gì? Họ có thể truy lùng, tiêu diệt hết các thủ lãnh quân Hamas, rồi quay về. Nhưng khi quân Israel rút đi, tàn quân Hamas sẽ tụ họp lại ngay, những thủ lãnh mới sẽ xuất hiện. Dù các người chỉ huy bị giết hay bị bắt hết, sẽ có những người khác nổi lên, chờ nghe lệnh của giới lãnh đạo chính trị Hamas vẫn sống lưu vong tại vương quốc Qatar.
Ngược lại, quân Israel có thể đóng lại ở Gaza lâu dài, như họ đã cai trị vùng này trong những năm 1967 – 2005. Tổng thống Joe Biden đã khuyến cáo Israel không nên tính chuyện chiếm đóng Gaza lâu dài sau cuộc tấn công “tiêu diệt” nhóm Hamas, như ông Netanyahu đe dọa. Chính phủ Israel sẽ chịu trách nhiệm về cuộc sống của 2.3 triệu dân, với gánh nặng chi phí trên một vùng đất không có tài nguyên nào để khai thác, chưa kể phải duy trì một lực lượng quân sự, cảnh sát giữ an ninh. Các cuộc nổi dậy chống đối không bao giờ ngưng, sẽ đưa tới những cuộc đàn áp. Cả thế giới chứng kiến sẽ lên tiếng chỉ trích Israel.
Giải pháp có vẻ “đẹp nhất” là Israel trao cả vùng Gaza lại cho chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas, đang cai trị vùng Tây Ngạn. Nhưng dân Palestine ở giải Gaza không còn chút lòng kính trọng nào đối với ông Abbas. Nếu Israel đưa Abbas về lại Gaza sau những cuộc oanh tạc và tấn công đẫm máu, dân chúng sẽ coi ông như một kẻ phản bội đóng vai “bù nhìn.” Sau khi đảng Hamas thắng cử ở Gaza năm 2006, quân Fatah của ông Abbas đã đánh nhau với họ và thua, rút hết về Tây Ngạn. Tới nay, ông Abbas chỉ trực tiếp cai trị với hơn một triệu trong số gần 2.7 triệu dân, trong một phần ba đất vùng Tây Ngạn. Số còn lại do Israel kiểm soát và dân Palestine luôn luôn xung đột với 700,000 người Israel tới lập trại định cư rải rác trong vùng này. Lực lượng cảnh sát của ông Abbas, 60,000 người, hoàn toàn bất lực trước các vụ đụng chạm liên miên đó.
Cuối cùng, Israel có thể quay trở lại giải pháp cũ khi họ từng cai trị giải Gaza: Hợp tác với Ai Cập (Egypt), tuyển chọn, bổ nhiệm những thủ lãnh dân sự địa phương, nắm quyền lo việc hành chánh, có quân đội Israel bảo đảm an ninh. Nhưng hiện nay chính phủ Egypt không thể cộng tác với Israel, cũng như các quốc gia Á Rập khác trong vùng, kể cả các nước như Maroc, UAE, gần đây bắt đầu giao hảo với Israel. Dân Á Rập đã biểu tình phản đối Israel khắp nơi vì các vụ đánh bom trên dân Palestine ở Gaza.
Trong lúc Israel chuẩn bị tấn công Gaza thì các lực lượng chống Israel ở các nơi khác cũng hoạt động. Tại biên giới Lebanon phía Bắc, đảng Hezbollah, có quân đội riêng, là một mối đe dọa thường xuyên từ gần 40 năm nay. Đạo quân Hezbollah xuất hiện sau cuộc tấn công của quân Israel vào xứ Lebanon năm 1982 để đuổi các lãnh tụ Mặt trận Palestine ra khỏi xứ này. Nhóm Hezbollah quy tụ những người theo giáo phái Shi A trong Hồi Giáo, đồng đạo với đa số dân chúng Iran. Nhóm này, cũng như Hamas, đều được Iran viện trợ tài chánh, vũ khí và huấn luyện quân sự.
Trong khi chuẩn bị cuộc tấn công vào giải Gaza, chính phủ Israel đã yêu cầu dân hai chục làng ở gần biên giới Lebanon, trong vòng vài chục cây số, phải di tản, Giải đất nằm giữa hai nước có thể trở thành một vùng oanh kích tự do, đề phòng quân Hezbollah tấn công để quân đội Israel phải chia ra chống đỡ tại hai chiến trường. Thủ lãnh nhóm Hamas đã gặp người đứng đầu đảng Hezbollah ở Lebanon, cùng với nhóm Thánh chiến Hồi Giáo Palestine, bàn việc phối hợp.
Chính phủ Biden gửi hai hàng không mẫu hạm tới phía Đông Địa Trung Hải là một lời cảnh cáo đối với lực lượng Hezbollah và Iran. Nhưng không ai đoán được chế độ thần quyền ở Tehran sẽ toan tính thế nào. Họ có thể xúi dục các đám quân do Vệ binh Cách mạng Hồi Giáo Quds (IRGC-QF) bảo trợ, tại các nước Iraq, Syria, Lebanon, Yemen, đồng loạt mở các cuộc tập kích, nhắm vào Israel và các căn cứ của 30,000 quân Mỹ trong vùng Trung Đông. Họ có thể lôi cuốn Israel, và Mỹ, vào một cuộc chiến tranh hao mòn lâu dài, trong khi nước Iran vẫn đứng ngoài, không tham gia trực tiếp.
Gần đây chính phủ Mỹ đã “trao đổi tù binh” với Iran, nhân đó, tháo khoán $6 tỷ mỹ kim của Iran đang bị phong tỏa. Nhưng ngay sau khi quân Hamas đột kích tàn sát người Israel, số tiền đó đang nằm ở ngân hàng tại Doha, thủ đô xứ Qatar, đã bị Washington và Doha phong tỏa lại, Iran không nhận được đồng nào. Nếu Iran thúc đẩy các đám quân phụ thuộc của họ đánh vào Israel và quân đội Mỹ ở Trung Đông, Israel có thể sẽ bắn hỏa tiễn thẳng vào Tehran; cuộc chiến có thể lan rộng, lôi kéo không lực Mỹ trên các mẫu hạm vào mặt trận.
Đầu mối của các cuộc xung đột trong vùng bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa dân Israel và người Palestine, từ năm 1948 khi nước Israel thành lập và dân Á Rập chạy tị nạn chiến tranh. Từ đó đến nay, phần lớn dân Palestine vẫn sống trong các “trại tị nạn.” Giải pháp “hai quốc gia” sống bên cạnh nhau được các nước nói tới nhiều lần, nhưng gần đây chính phủ Israel đã bỏ qua. Thủ tướng Netanyahu nghĩ ông có thể chia rẽ chính quyền Abbas và khối Hamas khiến dân Palestine bất lực, không cần đặt vấn đề “hai quốc gia” nữa. Vụ tàn sát ngày 7 tháng 10 đã đánh thức cả thế giới Á Rập và Hồi Giáo, khiến họ phải nhớ lại số phận lưu vong của dân Palestine trong 75 năm qua.
Hoàng hậu Jordan, Rania Al-Abdullah, đã nhắc đến các bà mẹ trong giải Gaza viết tên con trên bàn tay các đứa bé, để nếu chết vì bom nổ thì hy vọng vẫn có thể nhận diện, không bị chôn vào mồ tập thể. Bà nói, “Tôi chỉ muốn nhắc nhở cả thế giới rằng các bà mẹ Palestine cũng yêu con như tất cả các bà mẹ trên thế giới,” và kết luận: “… chỉ có một con đường, là thiết lập một nước Palestine tự do, có chủ quyền, sống hòa bình bên cạnh nước Israel.”

Ngô Nhân Dụng
Ngô Nhân Dụng là bút hiệu của Đỗ Quý Toàn khi phụ trách mục Bình Luận trên Nhật báo Người Việt, từ năm 1995 khi ông về định cư tại Quận Orange, California, cho tới Tháng Hai năm 2020. Trước đó ông dạy môn Tài chánh học (Finance) ở các Đại học McGill và UQAM tại Montréal, Canada là nơi gia đình ông tới tị nạn từ năm 1975. Năm 1989, trước khi bức Tường Berlin sụp đổ, ông xuất bản cuốn Đổi Mới Kinh Tế dưới bút hiệu Vương Hữu Bột, kể kinh nghiệm thay đổi cơ cấu nền kinh tế cộng sản ở các nước từ Hungary, Trung Quốc, tới Nga và các nước Đông Âu. Cuốn sách xuất bản gần đây nhất, ký tên Ngô Nhân Dụng, là Đứng Vững Ngàn Năm – Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc?
Cuốn sách đầu tiên ký tên Đỗ Quý Toàn xuất bản ở California là Yêu Con Dạy Con Nên Người Việt, do nhà Văn Nghệ ấn hành, năm 1979. Ông cũng đã in nhiều tập thơ từ năm 1965 và tập tiểu luận Tìm Thơ Trong Tiếng Nói do Thanh Văn xuất bản năm 1992.
Trong blog này Ngô Nhân Dụng sẽ viết tiếp những bài Bình Luận về các vấn đề thời sự thuộc các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, dưới mắt nhìn của một người Việt sống xa quê hương.
Đây là một blog cá nhân được đăng tải trên Đài VOA nhưng không nhất thiết tương đồng với quan điểm của đài và của chính phủ Hoa Kỳ.

Thursday, October 26, 2023

Về Miền Đất Hứa Phần Cuối / The Promised Land Final Section

     
   Khu người Do Thái trong thành ph c Jerusalem b bao vây. Cp ch huy quân t v Rp là Kawukji ra lnh tn công, ông ta đinh ninh là quân Rp s tiến vào như ch không người trước nhng cp mt khiếp s ca người Do Thái. H không dè đng phi dân t v Do Thái chng tr quyết lit, b gy đt tn công. Kawukji ra lnh tn công đt hai. Đến chiu, quân Rp tn tht phân na, thê thm rút ra khi bãi chiến trường.
        Bên ngoài hành lang Jerusalem, l đoàn Palmach Hillmen phi làm công vic quá nng n, gi con đường tiếp tế cho Jerusalem. H phi to thanh nhng làng Rp dc theo l trình, đến kit sc.
-              Cũng con đường này, có phi Vua David ngày xưa cũng đánh du kích?
-              Nên nh, mình đang chiến đu nơi Samson được sinh ra.
-              Nơi thung lũng này, Vua David “đng” người khng l Goliath!
-              Nơi này, Joshua làm mt tri đng li.
        Mt đoàn xe ln t Tel Avid đem đ tiếp tế đi Jerusalem, đ cu thành ph này đang b quân Rp bao vây. Ln này nhim v dành cho l đoàn Hillmen, đánh chiếm làng Rp Kastel, được xây dng trên mt thành trì ca đo quân Cu Thế, nm trên mt đnh cao chế ng con đường chính.
        Trn này được ghi vào lch s là trn tn công đu tiên ca Do Thái trong trn chiến dành đc lp. Quân l đoàn Hillmen đánh mt trn đm máu, đánh cn chiến trong nhng giao thông hào trước khi chiếm được làng Kastel.

        Sau khi phác ha chi tiết kế hoch, Ari đ cho David t chc đơn v đc nhim, còn chàng đi lên Gan Dafna. Ari đến làng vào lúc chiu tôi và triu tp cp tc mt bui hp trong hm ch huy. Zev, Jordana, bác sĩ Lieberman, và Kitty Freemont đu có mt.
-              Trong làng này có 250 tr em dưới 12 tui, cn được di tn ti mai.
        Nhìn qua nhng khuôn mt ngc nhiên, chàng nói tiếp.
-              Mt đơn v đc nhim đã tp hp trong làng Yad El. Ti nay, 400 đàn ông t các làng đnh cư khác dưới s ch huy ca David s leo lên phiá tây ngn núi. Nếu không b đch phát giác, h s có mt đây lúc rng đông. 250 người ln s cõng trên lưng mi người mt em, 150 người còn li s làm thành phn an ninh.
        Zev Gilboa đng lên.
-              Ari, tôi vn chưa hiu rõ. Anh đnh đem 250 tr em xung chân núi và ban đêm?
-              Đúng vy!
-              Đường núi rt khó đi, ngay c ban ngày cũng đã khó.
        Bác sĩ Lieberman tiếp li.
-              Cõng thêm mt đa tr na, d b xy chân rt xung vc.
-              Chuyn đó phi chp nhn.
-              Còn phi đi ngang qua làng Rp Abu Yesha na.
-              Đng ý phi đ phòng. Mình phi làm... Tôi không mun nghe ý kiến na!
        Đúng như kế hoch, sáng sm hôm sau, 400 đàn ông Do Thái đến làng Gan Dafna. Ari ra ngoài gp h, đem nước, thc ăn ra tiếp tế. Tt c phi nm trn bên ngoài đ tránh cp mt theo dõi ca quân Rp.
        Đúng sáu gi kém mười phút, còn bn mươi phút trước khi mt ri ln. Kế hoch bt đu. Các tr em di tn được cho ăn sm, ung thuc ng pha sn vào sa. Sáu gi bn mươi lăm phút, Jordana Ben Canaan cùng vi tt c các tr em còn li ra ngoài tuyến phòng th, đ phòng quân Rp xâm nhp.
        Hai mươi lăm nhân viên (thy giáo, y tế v.v...) mc qun áo m cho các tr em lúc đó đã ng say, và dùng băng keo dán ming li s các em khóc trong gic ng. Các đàn ông Do Thái xếp hàng lên nhn lãnh mi người mt em. Trong làng đã làm sn dây ct cht em nh vào lưng người đàn ông đ anh ta được rnh đôi tay, x dng vũ khí hoc vch cây rng trong lúc di chuyn.
        Đúng tám gi rưỡi ti, mi người đã sn sàng sau khi kim soát li ln chót. Ari dn đu toán bo v đi trước và 250 người đàn ông vi “đ trang b” trên lưng theo sau. Nhng người còn li đng trước cng làng trong yên lng. H ch biết cu nguyn và đi tin tc kết qu vào sáng hôm sau. Kitty còn đng li mt mình nơi cng làng Gan Dafna, nhìn lên bu tri.
-              Đêm nay s là mt đêm dài. Kitty. Bà nên đi vào ko b cm lnh.
-              ... Đêm nay s dài hơn mi đêm.
        Jordana mi Kitty vào phòng tâm s. Kitty có v lo âu.
-              Khi nào h mi qua khi làng Rp Abu Yesha?
-              Có l na đêm... Nếu mi chuyn êm xuôi... Mi chuyn nm trong tay Thượng Đế.
-              Tôi xin phép qua phòng bác sĩ Lieberman đ xem h có tin gì không?

        Na đêm, ri mt gi sáng. Kitty ngi bt dy trên ghế b, nàng va tri qua cơn ác mng. Quân Rp đui theo đoàn người, nhng tiếng thét man r, nhng lưỡi gươm sáng loáng vung lên ta ánh thép. Đoàn bo v b giết, quân Rp bt tt c các tr em, và h đào mt h rng ln đ chôn sng bn tr...
        Ri nàng đ ý nghe, có tiếng súng n xa xa. Rõ ràng tiếng súng t hướng làng Abu Yesha, ch không phi cơn ác mng. Kitty xc đi vào đôi dép, bước vi ra ca. Jordana đang đng ngay ca, ôm ly Kitty Freemont.
-              Đ tôi đi.
-              Đng! Không nên...
-              Chúng nó giết các tr em ca tôi! Quân sát nhân, giết người!
        Kitty va gào lên, va đy Jordana qua mt bên, nhưng cô em gái Ari, ch huy trưởng Palmach trong làng quá kho, đy Kitty ngã xung sàn.
-              Bình tĩnh li. Đó là tiếng súng ca Zev Gilboa, bn đu bên kia làng Abu Yesha đ đánh lc hướng quân Rp.
-              Cô nói tht không?
-              Đúng như vy! Tôi th là đúng như vy.
        Jordana đ Kitty dy, nàng gc đu vào vai Jordana nc n ri òa lên khóc ln. Được mt lúc Kitty nói vi Jordana.
-              Dov và Karen sp hết phiên gác đ tôi nu ít nước trà.
        Hai gi sáng, ri ba gi. Mi người ngi trong hm ch huy, thc trng đêm nghe ngóng tin tc. Năm gi mười lăm phút, mi người ra khi hm, vn đng chân tay, th lp không khí trong lành bui sm mai. Mi người bước ra cng nhìn v hướng làng Yad El dưới chân núi. Mt người bng ch tay... v hướng có ánh đèn chp.
-              Nhìn kìa.
-              Gì vy?
-              Aùm hiu... X1416...
-              H đến nơi đến chn an toàn. Jordana phiên dch ám hiu cho mi người cùng nghe.

        Bn hôm sau khi các tr em dưới 12 tui đã an toàn trong làng Yad El. Ari nhn được báo cáo rng, viên ch huy Rp đã rút na quân s ra khi làng Abu Yesha, chàng đoán làng Gan Dafna sp b tn công.
        Ari ly thêm được hai mươi Palmach t khp nơi trong vùng Galilee, li trèo lên núi đến Gan Dafna, lp b ch huy. Trong làng Ari có tt c 40 tay súng Palmach, khong 30 nhân viên hành chánh có th cm súng được. Đám tr em còn li dưới s ch huy ca Jordana khong 200 em. V vũ khí, trong làng Gan Dafna ch có năm mươi khu súng c l sĩ, vài trăm lu đn ni hoá, bom xăng chế biến, và mt súng chng chiến xa cũ ca Hungary vi năm viên đn.
        Tình báo cho biết, đch quân dưới quyn Mohammed Kassi có 800 quân t v, vô s đn dược, và pháo binh ym tr, thêm vài trăm t v quân Rp đến t làng Aata và các làng thù nghch Rp dc theo biên gii Lebanon.
        Ari ra lnh cho Zev Gilboa tun thám trong khu vc gn tri Esther, đ kp thi báo đng nhng kế hoch chuyn quân ca đch. Đến Gan Dafna được ba hôm, mt thông tín viên đến làng thông báo cho Ari biết rng quân ca Kassi gn 1000 tên đã ri tri Esther di chuyn xung đi. Ari ban lnh báo đng, hai phút sau tt c mi người, k c tr em Do Thái đã vào v trí chiến đu.
        Mt ít lâu sau, nhng cái đu Rp nhô lên, ri quân Rp xut hin đông đo. H dng li nhìn vào trong làng mt cách ng vc... sao mà quá im lng, không mt bóng người. T trên đài cao trong tri Esther, Mohammed Kassi dùng kính vin vng quan sát, mm cười... Kỳ này nh sch đám Do Thái. Mt tiếng súng đi bác n vang thay lnh tn công.
        Bên trong làng Gan Dafna, mi người vn ngi yên dưới giao thông hào. H có th nghe được tiếng Rp hò hét bên ngoài, nhưng vn bình tĩnh đi lnh. Sau khi đánh võ mm đe da, ri như n bùng ra, bn Rp hò hét chy trên con đường vào cng chính Gan Dafna. Zev Gilboa nơi tuyến đu, vn đi cho đến khi bn Rp vào đến bãi mìn phòng th, chàng đưa lá c mu xanh lên cho Ari bm nút cho n mìn.
        Hai mươi qa mìn n chn đng núi rng, quân Rp sng sót nhy qua mt bên chy vào khu vườn nho. Ari đã tiên đoán trước, dàn sn 40 Palmach, hai khu đi liên và bom xăng, tiêu dit thêm mt m quân thù. Quân Rp vn tiếp tc đ thêm vào, Ari cho lnh Palmach rút v phiá sau, nhường bãi chiến trường cho đt hai.
        David Ben Ami ch cho đch đến gn, 50 thước, 40 thước... 10 thước, chàng ra lnh khai ha khu súng chng chiến xa cũ k, bn gc đt xung phong đu... Khu súng cũ k ch bn được ba phát, nòng lìa khi súng, xong nhim v, giết được khong 200 tên gic cung tín. Đt cui cùng còn khong hơn mt trăm tên đng vào phòng tuyến ca tr em dưới s ch huy ca Jordana...
        Trn chiến kết thúc. Hơn mt na quân Rp b giết, người Do Thái ch mt 24 người gm:  11 thanh niên Palmach, 3 thanh n Palmach, 6 nhân viên ging hun và 4 tr em. Phiá Do Thái ly được mt s lượng súng ng gp mười ln s vũ khí ca h làm quân Rp không dám tn công na. Kitty bước vào b ch huy trao cho Ari mt ly rượu, chàng hi.
-              Các tr em b thương ra sao?
-              Có hai em b thương nng s không qua khi, nhng đưá khác không b nng.
        Ari ngi bun bã vì mt đi Zev Gilboa, trong lúc hăng say truy kích đch. B thương không chy được, Zev “cưa” qa lu đn cui cùng vi quân thù.
-              Đây là nhng k vt ca Zev. Kitty đưa cho Ari.
-              Người dân trong các làng chiến đu kibbutz không có gì làm ca riêng, k c bn thân. C cuc đi dành cho lý tưởng.
-              Tôi thích Zev. Có ln chàng th l... ch mong được v làng cũ sng bên v làm mt người chăn cu tm thường... V Zev có l mun gi nhng k vt này ca Zev... Nàng sp có thêm đa na.

        Quân Rp xiết cht vòng vây Jerusalem. L đoàn Hillmen b tn tht gn hết sau nhng trn đánh m đường, gi đường vào thành ph nơi hướng nam. Ông trùm Avidan táo bo m mt ngõ khác qua ng Latrun, nhim v này được giao cho David Ben Ami, em ca Nahum mt nhân vt quan trng trong Maccabee sau khi c hai nhân vt ti quan trng Akiva và Ben Moshe chết trong trn tn công nhà tù Acre.
        Cũng như ông anh Ari, Jordana là mt cô gái Do Thái rt can đm, nàng tr v làng Gan Dafna sau chuyến đi Tel Aviv nhn lnh. Kitty đ ý có điu gì không vui, lo lng bn chn. Kitty nói Jordana ngi xung, kh hi.
-              Có chuyn gì vy, Jordana?
-              Không hiu sao... T dưng tôi không còn nghe được gì na, có chuyn chng lành đi xuyên qua tim tôi...
-              Nói tiếp đi, Jordana. Tôi bên cô.
-              Tôi nghe tiếng David kêu thét lên...
-              Vô lý! Ti cô lúc nào cũng lo quá, nên v phòng nm ngh ngơi.
        Ba hôm sau, Kitty bước vào phòng Jordana, nàng đang bn bu vi đng giy t ngn ngang trên bàn. C hai không nói mt li khang vài phút, ri Jordana ngng lên.
-              David chết ri!
-              Sao cô biết?
-              Ari va báo tin... Chết như thế nào vn chưa biết. Ari ch nói David ch huy mt đơn v gm Palmach, Maccabee, và Haganah tn công phá vòng vây ca đch vào thành ph c Jerusalem. Đó là mt trn tn công t sát.
        Kitty tr v phòng, ngi ôm mt khóc. Nhng người bn thân thương, nhng nhân vt chính trong chuyến Exodus ln lượt ra đi. Zev Gilboa chết Gan Dafna, Joab Yarkoni chết trong làng Safed... David Ben Ami chết dưới chân bc tường bao quanh thành ph c Jerusalem... Hi Thượng Đế có thc s yêu thương dân Do Thái không!
        Mt tháng sau khi David tìm ra con đường vào khu ph c Jerusalem. Con đường “Burma road” qua c đim Latrun được hoàn tt. Đoàn xe tiếp tế vào đến bên trong Jerusalem. Thành ph này s không bao gi b vây na.

X. VI ĐÔI CÁNH ĐI BÀNG.
        Barak Ben Canaan đã đt đến 85 tui, ln này ông ta thc s v hưu, v sng nơi làng Yad El nơi ông lp ra. Cuc đi còn li Barak Ben Canaan dành cho bà v Sarah. S vui sướng ca ông ta không đn bù được cho nhng bun phin hai người con phi gánh chu. Jordana vn chưa quên hình nh David Ban Ami. Sau trn chiến dành Đc Lp, Jordana qua Pháp sng ít lâu, sau đó quay tr li vin đi hc Hebrew, trong lòng nàng vn trng vng. Ari cũng biến mt vào sa mc Negev, Barak biết ni bun ca người con trai.
        Sau ngày sinh nht th 85 ít hôm, Barak cm thy đau nơi d dy, mc du Sarah đã nhiu ln khuyên chng đi khám bác sĩ, nhưng ông vin đ lý l. Barak nhn được cú đin thoi mi c hai v chng đến Haifa đ ăn mng ngày l Đc Lp năm th ba, và s được mi ngi nơi hàng ghế danh d. Nhân tin Barak vào khám bnh trong mt bnh vin. Bác sĩ cho biết là ông b ung thư.
        Nhn được tin cha, Ari xin phép tr v làng Yad El gp. Chàng ôm ly người cha.
-              Thưa B. Được tin con xin phép v ngay.
-              Ari... Sau con không đưa quân v tham d din binh hôm l Đc Lp?
-              Quân Ai Cp nhòm ngó Nitzana, nên đơn v con phi đ phòng.
        Barak lng l nhìn khuôn mt cng rn ca người con, đôi giòng l chy dài xung đôi gò má già nua. Ari quay mt ra ch khác.
-              B được hưởng hnh phúc my năm va qua. Không như các con... B ra đi không được vui nếu con và Jordana vn chưa được vui sướng trong lòng. Ari. H nói vi B rng, con có th lên làm Tham Mưu Trưởng Lc Quân, nếu con ra khi vùng sa mc Negev.
-              Vn còn nhiu vn đ trong sa mc Negev. Bn Ai Cp lp ra nhng nhóm Fedayeen (Tháng Chín Đen), vượt biên, cướp ca giết người nơi nhng ngôi làng dc theo biên gii.
        Hôm sau, Ari nâng ông B ra xe, đi lên đi Tel Hai, nơi mà ông cùng vi người em Akiva băng qua khi v Palestine, hơn na thế k trước. Đng trước bc tượng sư t đá vi hàng ch “Điu sung sướng được chết cho mt quc gia”. Barak lng yên nhìn ngm cnh vt xung quanh, xung thung lũng Huleh. Hai hôm sau Barak Ben Canaan ra đi trong gic ng bình an.
       
        Trong giai đon cui ca trn chiến Đc Lp, Dov Landau gia nhp quân đi Do Thái và tham d hành quân Ten Plagues chng li quân đi Ai Cp. Mt ln na Dov chng t lòngï can đm, được Ari tin dùng, gi li làm vic trong b ch huy. Sau đó quân đi Do Thái gi Dov Landau đến hc trong vin K Thut Haifa. Dov cũng là mt sinh viên xut sc, anh chàng này, nhúng tay vào chuyn gì cũng vượt kh năng hơn người, ch nào cũng “S 1”.
        Năm Dov Landau lên 21 tui, chàng đã được thăng cp Đi Úy, ch huy mt đơn v Công Binh, tương lai đy ha hn. Dov còn được gi theo hc trong Trung tâm Nghiên Cu Weizmann Rehovot.
        Sau trn chiến, Karen cũng giã t Gan Dafna, gia nhp quân đi. Nàng được hun luyn v ngành n tr tá, chuyên lo v tr em. Karen đnh noi gương Kitty Freemont, thnh thong được phép vài ngày, nàng quá giang xe đi Jerusalem thăm Kitty hoc đi Haifa thăm Dov.
                    Sau khi được hun luyn xong ti Trung Tâm Nghiên Cu Weizmann, Dov được ngh phép vài ngày trước khi đi tr li thung lũng Huleh làm vic trong mt d án v nước. Dov quá giang xe đi Nahal Midbar thăm Karen trước khi trình din nhim s.
-              Dov!
-              Anh nh em quá xá, đến chết được!
        Karen đang làm phiên gác (mi người đu phi làm nhim v tác chiến), b khu súng da vào tường. Hai người ôm ly nhau.
-              Anh có tin mng. Như anh đã ha... Em s hãnh din vì anh.
-              Chuyn gì na đây?
-              H gi anh lên làm vic nơi thung lũng Huleh cho đến cui mùa hè, sau đó s cho anh qua Hoa Kỳ hc trong Massachusetts Institute of Technology (MIT).
        Karen mm cười nhìn Dov.
-              Thích quá! Dov! Em rt hãnh din...

        Mt đêm quan trng hơn tt c nhng đêm khác trong phong tc, tôn giáo ca người  Do Thái. Đó là đêm Passover. Cc đim ca l Passover là Seder (Ba tic t do) đ t ơn cho s t do, nim hy vng cho nhng ai chưa có. Cho nhng k b lưu đy, b phân tán, trước s hi sinh ca quc gia Do Thái. Seder luôn luôn kết thúc bng câu: “... Năm ti trong Jerusalem”.
        Ba tic Seder năm nay ti nhà Ari Ben Canaan trong làng Yad El, cũng nh thôi nhưng bà M sarah vn chun b hàng tháng tri cho ba tic thêm thnh son. Dov đã có mt, đang nói chuyn vi Kitty Freemont, cu Tướng Sutherland cũng đến chung vui. Cánh ca m toang ra, Jordana v ti lên tiếng chào tt c mi người, ri gi M.
-              Chào tt c mi người. M ơi, con đem v mt điu ngc nhiên.
        Bà sarah đang làm vic trong bếp vi chy ra, đúng lúc Ari bước qua ca.
-              Ari.  Sara va nói va rút khăn tay lau nước mt vì vui sướng. Bà trách yêu cô con gái Jordana.
-              Sao con không báo tin, Ari s v thăm nhà năm nay!
        Ari đến bt tay tng người.
-              Chào Kitty. C t nhiên như người trong nhà!
-              Chào anh Ari.
        Dov Landau bước li, đưa tay bt, chàng không còn là đa tr 17 tui na.
-              Chào Chun Tướng Ben Canaan.
-              Chào Dov. Tôi nghe nói chú s đem nước đến vùng sa mc.
-              Vâng. Chúng tôi làm vic rt hăng say.
        Ari đến chào Tướng Sutherland.
-              Chào Thiếu Tướng.
-              Tôi rt vui mng được gp li anh.
-              Khu vườn ca Thiếu Tướng đ này ra sao?
-              Ô! M ca anh cho tôi nhng khóm hoa hng rt đp. Anh phi đến thăm tôi trước khi tr v nhiêm s.
-              Tôi s c gng.
        Ch còn li Ari và Kitty Freemont, Ari đ ý nàng đp hơn bao gi. Ari lên tiếng.
-              Karen năm nay có v chung vui vi chúng ta không?
-              Có ch! Cô ta s v đến bt c lúc nào.
-              Mình ra ngoài đi b cho thoáng.
-              Tri hôm nay tt, mình ra ngoài nói chuyn...
        Hai người yên lng đi do quanh vườn, Kitty cht hi.
-              Tình hình lúc này ra sao?
-              Lúc nào cũng vy... Mãi mãi cũng vy. Người rp vn khuy phá thường xuyên, nên lúc nào cũng phi đ cao cnh giác.
-              Tôi vn lo cho Karen, làm vic trong gii đt Gaza... Nahal Midbar.
-              ! Ch đó ghê gm... Bn Rp quy ri không ít.
-              Anh có thy Dov! Thiếu Tá Dov, anh ta tr nên mt người đàn ông gii, có th bao bc cho Karen.
-              ! Chàng ta gii lm.
-              Thôi mình nên vào trong nhà. Tôi mun có mt đ đón Karen, v li có my em đnh đến thăm tôi.
        C bui sáng ln bui chiu, khách ra vào nhà Ben Canaan không ngt. Nhiu tr em đến t nhng làng đnh cư xa xôi đến thăm Kitty, ch đ gp nàng ít phút. Có em đem theo v hay chng. Tt c đu phc v trong quân đi Do Thái. Dân làng Yad El đến thăm xã giao Ari khi nghe nói chàng v ti.
        Đến xế chiu, khách thăm viếng đã thưa tht. H phi lo ba Seder cho riêng h. Vn chưa thy bóng dáng Karen. Kitty trách.
-              Có chuyn gì xy ra cho cô ta đây? Ít nht cũng gi đin thoi cho biết.
        Tướng Sutherland đáp li.
-              Hôm nay là ngày l ln, tng đài đin thoi rt bn. Không phi ai cũng gi được.
        Ari an i.
-              Đ tôi vào b ch huy làng, ly quyn ưu tiên gi cho kibbutz ca Karen hi xem cô ta đâu?
        Bà m Sarah đã chun b xong xuôi, mi tt c mi người vào phòng ăn. Ari sau khi gi cú đin thoi, chm chp bước vào. Mi cp mt nhìn vào Ari, chàng mun nói nhưng ch cn răng. Kitty lên tiếng.
-              Karen! Cô ta đâu?
        Ari yên lng cúi đu.
-              Karen đâu?
-              Karen chết ri. Cô ta b bn khng b Rp Fedayeen giết đêm qua.
        Kitty thét lên mt tiếng ri ngã xung sàn nhà, ngt xu.

        Kitty m mt ra, trước mt là Jordana và Tướng Sutherland, nàng li ôm mt khóc.
-              Cưng ca tôi! Cưng ca tôi! Karen mt ri!... Karen mt ri!
-              Nếu được chết thay cho Karen, tôi chp nhn. Jordana cũng khóc.
        Tướng Sutherland v vai Kitty.
-              Kitty, nm xung ngh mt chút. Nm ngh đã.
-              Không tôi phi ra gp Dov.
        Nàng trông thy Dov đang ngi mt mình trong mt góc phòng, hai tay ôm ly đu. Kitty bước li ôm ly chàng ta. Kitty vn còn khóc.
-              Dov! Cưng ca tôi.
        Bàn tic vng tanh, thc ăn trên bàn đã ngui. Chng ai còn lòng d đ ăn, mi người ôm nhau khóc, c nhà đu khóc, cho đến khi cn nước mt. Jordana nói vi Kitty.
-              Ari ngi mt mình trong căn nhà kho. Bà đi mi anh ta tr li đây.
        Kitty đi vào trong nhà kho, gia ngn đèn du leo lét. Ari đang ngi quay lưng ra ca, nàng bước đến sau lưng đt tay lên vai chàng.
-              Ari. Anh phi vào đ mi người cùng ăn Seder.
        Ari t t quay li ngước lên. Kitty lui li mt bước, nhìn con người “thép”. Ari gc đu vào gia đôi bàn tay. Kitty kh lên tiếng.
-              Ari... Mi người đang đi anh đ d ba Seder.
-              Sut cuc đi tôi... c cuc đi... Tôi phi chng kiến k thù cướp đi nhng người thương yêu...  H đã ra đi... tt c đã ra đi.
-              Ari... Ari.
-              Ti sao chúng ta đem tr con v đây... đ sng trong cnh đi ngc. Ti sao chúng giết đi cô gái đáng yêu... Mt nàng tiên... Ti sao... Ti sao chúng giết nàng...?
        Ari c gng đng dy. Chàng đưa tay lên đp nh vào đu.
-              Hi Thượng Đế! Ti sao h không đ chúng tôi yên! Ti sao h không đ chúng tôi sng.
        Bng Ari dng li, c thân hình to ln đ s dường như đã hết sinh lc, chàng run ly by. Kitty không th tưởng tượng mt người hùng trước mt nàng.
-              Ari... Mình phi vào... Mi người đang đi.
        Ari cht ngã khy xung, ôm ly eo Kitty. Chàng khóc ln đu tiên trong đi. Kitty ép đu Ari vào bng nàng, đưa tay lên vut tóc chàng. Ari nói qua tiếng khóc.
-              Xin đng b anh.

        Kitty dìu Ari bước vào phòng, chàng t t bước lên chiếc ghế trước đây dành cho ông B Barak. Tướng Sutherland v vai Ari.
-              Tôi là người ln tui nht đây, xin được phép đc li kinh cho ba tic Seder.
-              Rt ly làm vinh d.
        Tướng Sutherland bước lên ngi vào chiếc ghế “trưởng gia đình”. Mi người m bài kinh Haggadah ra. Tướng Sutherland gt đu, ra du cho Dov. Dov Landau, c gng đ khi nghn hng và bt đu đc. “Ti sao đêm nay khác vi tt c mi đêm trong năm? Đêm nay khác bi chúng ta ăn mng giây phút quan trng nht trong lch s ca dân tc chúng ta. Đêm nay chúng ta mng chiến thng đã vượt ra khi vòng nô l đến b t do”.
 vđh