Đầu mối của các cuộc xung đột trong vùng bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa
dân Israel và người Palestine, từ năm 1948 khi nước Israel thành lập và
dân Á Rập chạy tị nạn chiến tranh.
Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ ủng hộ Israel đến cùng, sau vụ đột kích và
tàn sát 1,400 thường dân do nhóm Hamas chủ mưu. Tổng thống Joe Biden nói
cho nước Israel yên lòng, sau đó mới ngỏ lời khuyên Thủ tướng Benjamin
Netanyahu: Không nên hành động trong lúc nóng giận. Ông nhắc lại kinh
nghiệm của nước Mỹ sau vụ khủng bố làm chết 3 ngàn người ở New York.
Kinh nghiệm của nước Mỹ cho thấy đánh chiếm một nước đối nghịch có thể dễ dàng, nhưng phải tính trước sẽ làm gì sau đó. Hai tháng sau vụ 11 tháng 9 năm 2001, quân Mỹ đã chiếm được thủ đô Kabul của Afghanistan. Mười năm sau biệt kích Mỹ giết được lãnh tụ al-Qaeda, Osama bin Laden, ở Pakistan. Năm 2021 quân Mỹ phải rút khỏi Afghanistan sau khi hy sinh 2,400 binh sĩ; phe Taliban trở lại nắm chính quyền. Tại Iraq, quân Mỹ cũng đánh chiếm thủ đô Baghdad nhanh chóng, rồi bắt, giết Saddam Hussein. Rồi cũng phải tiếp tục giúp chính phủ Iraq tiêu trừ các nhóm nổi dậy. Hơn 4,500 quân Mỹ thiệt mạng, cùng với 300,000 người Iraq.
Ông Netanyahu có vẻ nghe theo lời ông Biden khuyên, đến hôm nay quân đội Israel chưa đánh vào giải Gaza để “tiêu diệt” tổ chức Hamas, như ông đã tuyên bố. Chính phủ Israel phải tính trước hai điều: Đánh thế nào? Và đánh chiếm được rồi, sẽ làm gì?
Israel đã cai trị giải Gaza từ năm 1967 đến năm 2005. Sau đó, quân Israel đánh vào giải Gaza 4 lần, lần cuối vào các năm 2009 và 2014; nhưng mỗi lần chỉ khoảng 18 ngày sau đã rút quân về. Bây giờ, cuộc đánh, chiếm cứ còn khó khăn gấp bội. Thứ nhất, là suốt 16 năm qua quân Hamas đã đào 500 km đường hầm chằng chịt dưới những khu gia cư chen chúc, trong một giải đất chỉ rộng khoảng 10 km và dài 40 km. Các vệ tinh nhân tạo và máy bay không người lái không thể nhìn thấy các đường hầm. Khi quân tấn công chui vào hầm thì các làn sóng dùng cho radio và hệ thống định vị GPS hết hiệu lực. Sau chiến dịch năm 2014, quân đội Israel đã huấn luyện các toán quân chuyên môn đánh trong đường hầm. Họ tìm cách khám phá các cửa đầu hầm, các địa điểm khi các máy điện thoại di động của quân Hamas bỗng dưng mất sóng. Cuộc chiến trong đường hầm có thể sẽ kéo dài nhiều tháng, có thể hàng năm.
Khó khăn thứ hai là số dân cư đông đúc, hơn 2 triệu người, khó phân biệt đâu là cứ điểm quân sự, chỗ nào chỉ có thường dân. Quân đội Israel đã yêu cầu dân Palestine ở phía Bắc giải Gaza hãy tản cư về phía Nam trước khi bị tấn công. Hơn một triệu người đã di tản, nhưng máy bay Israel cũng đánh bom cả những vùng phía Nam, giáp biên giới Ai Cập. Trong hai tuần lễ, hơn 6000 thường dân đã chết vì bom, cao hơn số thương vong trong những cuộc tấn công vào giải Gaza trước đây. Nếu Israel tiến quân và cuộc chiến kéo dài, số thường dân chết sẽ lên cao, cả thế giới sẽ xúc động, tạo áp lực ngoại giao yêu cầu Israel ngưng chiến. Ngay bây giờ, Hoàng hậu Rania, nước Jordan, đã kết án các nước Tây phương im lặng, làm ngơ trước con số hơn 6,000 dân Palestine tử vong, trong đó có hơn 2,000 trẻ em.
Ví thử quân Israel đánh chiếm, làm chủ được các thị trấn ở Gaza, thì sau đó sẽ làm gì? Họ có thể truy lùng, tiêu diệt hết các thủ lãnh quân Hamas, rồi quay về. Nhưng khi quân Israel rút đi, tàn quân Hamas sẽ tụ họp lại ngay, những thủ lãnh mới sẽ xuất hiện. Dù các người chỉ huy bị giết hay bị bắt hết, sẽ có những người khác nổi lên, chờ nghe lệnh của giới lãnh đạo chính trị Hamas vẫn sống lưu vong tại vương quốc Qatar.
Ngược lại, quân Israel có thể đóng lại ở Gaza lâu dài, như họ đã cai trị vùng này trong những năm 1967 – 2005. Tổng thống Joe Biden đã khuyến cáo Israel không nên tính chuyện chiếm đóng Gaza lâu dài sau cuộc tấn công “tiêu diệt” nhóm Hamas, như ông Netanyahu đe dọa. Chính phủ Israel sẽ chịu trách nhiệm về cuộc sống của 2.3 triệu dân, với gánh nặng chi phí trên một vùng đất không có tài nguyên nào để khai thác, chưa kể phải duy trì một lực lượng quân sự, cảnh sát giữ an ninh. Các cuộc nổi dậy chống đối không bao giờ ngưng, sẽ đưa tới những cuộc đàn áp. Cả thế giới chứng kiến sẽ lên tiếng chỉ trích Israel.
Giải pháp có vẻ “đẹp nhất” là Israel trao cả vùng Gaza lại cho chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas, đang cai trị vùng Tây Ngạn. Nhưng dân Palestine ở giải Gaza không còn chút lòng kính trọng nào đối với ông Abbas. Nếu Israel đưa Abbas về lại Gaza sau những cuộc oanh tạc và tấn công đẫm máu, dân chúng sẽ coi ông như một kẻ phản bội đóng vai “bù nhìn.” Sau khi đảng Hamas thắng cử ở Gaza năm 2006, quân Fatah của ông Abbas đã đánh nhau với họ và thua, rút hết về Tây Ngạn. Tới nay, ông Abbas chỉ trực tiếp cai trị với hơn một triệu trong số gần 2.7 triệu dân, trong một phần ba đất vùng Tây Ngạn. Số còn lại do Israel kiểm soát và dân Palestine luôn luôn xung đột với 700,000 người Israel tới lập trại định cư rải rác trong vùng này. Lực lượng cảnh sát của ông Abbas, 60,000 người, hoàn toàn bất lực trước các vụ đụng chạm liên miên đó.
Cuối cùng, Israel có thể quay trở lại giải pháp cũ khi họ từng cai trị giải Gaza: Hợp tác với Ai Cập (Egypt), tuyển chọn, bổ nhiệm những thủ lãnh dân sự địa phương, nắm quyền lo việc hành chánh, có quân đội Israel bảo đảm an ninh. Nhưng hiện nay chính phủ Egypt không thể cộng tác với Israel, cũng như các quốc gia Á Rập khác trong vùng, kể cả các nước như Maroc, UAE, gần đây bắt đầu giao hảo với Israel. Dân Á Rập đã biểu tình phản đối Israel khắp nơi vì các vụ đánh bom trên dân Palestine ở Gaza.
Trong lúc Israel chuẩn bị tấn công Gaza thì các lực lượng chống Israel ở các nơi khác cũng hoạt động. Tại biên giới Lebanon phía Bắc, đảng Hezbollah, có quân đội riêng, là một mối đe dọa thường xuyên từ gần 40 năm nay. Đạo quân Hezbollah xuất hiện sau cuộc tấn công của quân Israel vào xứ Lebanon năm 1982 để đuổi các lãnh tụ Mặt trận Palestine ra khỏi xứ này. Nhóm Hezbollah quy tụ những người theo giáo phái Shi A trong Hồi Giáo, đồng đạo với đa số dân chúng Iran. Nhóm này, cũng như Hamas, đều được Iran viện trợ tài chánh, vũ khí và huấn luyện quân sự.
Trong khi chuẩn bị cuộc tấn công vào giải Gaza, chính phủ Israel đã yêu cầu dân hai chục làng ở gần biên giới Lebanon, trong vòng vài chục cây số, phải di tản, Giải đất nằm giữa hai nước có thể trở thành một vùng oanh kích tự do, đề phòng quân Hezbollah tấn công để quân đội Israel phải chia ra chống đỡ tại hai chiến trường. Thủ lãnh nhóm Hamas đã gặp người đứng đầu đảng Hezbollah ở Lebanon, cùng với nhóm Thánh chiến Hồi Giáo Palestine, bàn việc phối hợp.
Chính phủ Biden gửi hai hàng không mẫu hạm tới phía Đông Địa Trung Hải là một lời cảnh cáo đối với lực lượng Hezbollah và Iran. Nhưng không ai đoán được chế độ thần quyền ở Tehran sẽ toan tính thế nào. Họ có thể xúi dục các đám quân do Vệ binh Cách mạng Hồi Giáo Quds (IRGC-QF) bảo trợ, tại các nước Iraq, Syria, Lebanon, Yemen, đồng loạt mở các cuộc tập kích, nhắm vào Israel và các căn cứ của 30,000 quân Mỹ trong vùng Trung Đông. Họ có thể lôi cuốn Israel, và Mỹ, vào một cuộc chiến tranh hao mòn lâu dài, trong khi nước Iran vẫn đứng ngoài, không tham gia trực tiếp.
Gần đây chính phủ Mỹ đã “trao đổi tù binh” với Iran, nhân đó, tháo khoán $6 tỷ mỹ kim của Iran đang bị phong tỏa. Nhưng ngay sau khi quân Hamas đột kích tàn sát người Israel, số tiền đó đang nằm ở ngân hàng tại Doha, thủ đô xứ Qatar, đã bị Washington và Doha phong tỏa lại, Iran không nhận được đồng nào. Nếu Iran thúc đẩy các đám quân phụ thuộc của họ đánh vào Israel và quân đội Mỹ ở Trung Đông, Israel có thể sẽ bắn hỏa tiễn thẳng vào Tehran; cuộc chiến có thể lan rộng, lôi kéo không lực Mỹ trên các mẫu hạm vào mặt trận.
Đầu mối của các cuộc xung đột trong vùng bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa dân Israel và người Palestine, từ năm 1948 khi nước Israel thành lập và dân Á Rập chạy tị nạn chiến tranh. Từ đó đến nay, phần lớn dân Palestine vẫn sống trong các “trại tị nạn.” Giải pháp “hai quốc gia” sống bên cạnh nhau được các nước nói tới nhiều lần, nhưng gần đây chính phủ Israel đã bỏ qua. Thủ tướng Netanyahu nghĩ ông có thể chia rẽ chính quyền Abbas và khối Hamas khiến dân Palestine bất lực, không cần đặt vấn đề “hai quốc gia” nữa. Vụ tàn sát ngày 7 tháng 10 đã đánh thức cả thế giới Á Rập và Hồi Giáo, khiến họ phải nhớ lại số phận lưu vong của dân Palestine trong 75 năm qua.
Hoàng hậu Jordan, Rania Al-Abdullah, đã nhắc đến các bà mẹ trong giải Gaza viết tên con trên bàn tay các đứa bé, để nếu chết vì bom nổ thì hy vọng vẫn có thể nhận diện, không bị chôn vào mồ tập thể. Bà nói, “Tôi chỉ muốn nhắc nhở cả thế giới rằng các bà mẹ Palestine cũng yêu con như tất cả các bà mẹ trên thế giới,” và kết luận: “… chỉ có một con đường, là thiết lập một nước Palestine tự do, có chủ quyền, sống hòa bình bên cạnh nước Israel.”
Kinh nghiệm của nước Mỹ cho thấy đánh chiếm một nước đối nghịch có thể dễ dàng, nhưng phải tính trước sẽ làm gì sau đó. Hai tháng sau vụ 11 tháng 9 năm 2001, quân Mỹ đã chiếm được thủ đô Kabul của Afghanistan. Mười năm sau biệt kích Mỹ giết được lãnh tụ al-Qaeda, Osama bin Laden, ở Pakistan. Năm 2021 quân Mỹ phải rút khỏi Afghanistan sau khi hy sinh 2,400 binh sĩ; phe Taliban trở lại nắm chính quyền. Tại Iraq, quân Mỹ cũng đánh chiếm thủ đô Baghdad nhanh chóng, rồi bắt, giết Saddam Hussein. Rồi cũng phải tiếp tục giúp chính phủ Iraq tiêu trừ các nhóm nổi dậy. Hơn 4,500 quân Mỹ thiệt mạng, cùng với 300,000 người Iraq.
Ông Netanyahu có vẻ nghe theo lời ông Biden khuyên, đến hôm nay quân đội Israel chưa đánh vào giải Gaza để “tiêu diệt” tổ chức Hamas, như ông đã tuyên bố. Chính phủ Israel phải tính trước hai điều: Đánh thế nào? Và đánh chiếm được rồi, sẽ làm gì?
Israel đã cai trị giải Gaza từ năm 1967 đến năm 2005. Sau đó, quân Israel đánh vào giải Gaza 4 lần, lần cuối vào các năm 2009 và 2014; nhưng mỗi lần chỉ khoảng 18 ngày sau đã rút quân về. Bây giờ, cuộc đánh, chiếm cứ còn khó khăn gấp bội. Thứ nhất, là suốt 16 năm qua quân Hamas đã đào 500 km đường hầm chằng chịt dưới những khu gia cư chen chúc, trong một giải đất chỉ rộng khoảng 10 km và dài 40 km. Các vệ tinh nhân tạo và máy bay không người lái không thể nhìn thấy các đường hầm. Khi quân tấn công chui vào hầm thì các làn sóng dùng cho radio và hệ thống định vị GPS hết hiệu lực. Sau chiến dịch năm 2014, quân đội Israel đã huấn luyện các toán quân chuyên môn đánh trong đường hầm. Họ tìm cách khám phá các cửa đầu hầm, các địa điểm khi các máy điện thoại di động của quân Hamas bỗng dưng mất sóng. Cuộc chiến trong đường hầm có thể sẽ kéo dài nhiều tháng, có thể hàng năm.
Khó khăn thứ hai là số dân cư đông đúc, hơn 2 triệu người, khó phân biệt đâu là cứ điểm quân sự, chỗ nào chỉ có thường dân. Quân đội Israel đã yêu cầu dân Palestine ở phía Bắc giải Gaza hãy tản cư về phía Nam trước khi bị tấn công. Hơn một triệu người đã di tản, nhưng máy bay Israel cũng đánh bom cả những vùng phía Nam, giáp biên giới Ai Cập. Trong hai tuần lễ, hơn 6000 thường dân đã chết vì bom, cao hơn số thương vong trong những cuộc tấn công vào giải Gaza trước đây. Nếu Israel tiến quân và cuộc chiến kéo dài, số thường dân chết sẽ lên cao, cả thế giới sẽ xúc động, tạo áp lực ngoại giao yêu cầu Israel ngưng chiến. Ngay bây giờ, Hoàng hậu Rania, nước Jordan, đã kết án các nước Tây phương im lặng, làm ngơ trước con số hơn 6,000 dân Palestine tử vong, trong đó có hơn 2,000 trẻ em.
Ví thử quân Israel đánh chiếm, làm chủ được các thị trấn ở Gaza, thì sau đó sẽ làm gì? Họ có thể truy lùng, tiêu diệt hết các thủ lãnh quân Hamas, rồi quay về. Nhưng khi quân Israel rút đi, tàn quân Hamas sẽ tụ họp lại ngay, những thủ lãnh mới sẽ xuất hiện. Dù các người chỉ huy bị giết hay bị bắt hết, sẽ có những người khác nổi lên, chờ nghe lệnh của giới lãnh đạo chính trị Hamas vẫn sống lưu vong tại vương quốc Qatar.
Ngược lại, quân Israel có thể đóng lại ở Gaza lâu dài, như họ đã cai trị vùng này trong những năm 1967 – 2005. Tổng thống Joe Biden đã khuyến cáo Israel không nên tính chuyện chiếm đóng Gaza lâu dài sau cuộc tấn công “tiêu diệt” nhóm Hamas, như ông Netanyahu đe dọa. Chính phủ Israel sẽ chịu trách nhiệm về cuộc sống của 2.3 triệu dân, với gánh nặng chi phí trên một vùng đất không có tài nguyên nào để khai thác, chưa kể phải duy trì một lực lượng quân sự, cảnh sát giữ an ninh. Các cuộc nổi dậy chống đối không bao giờ ngưng, sẽ đưa tới những cuộc đàn áp. Cả thế giới chứng kiến sẽ lên tiếng chỉ trích Israel.
Giải pháp có vẻ “đẹp nhất” là Israel trao cả vùng Gaza lại cho chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas, đang cai trị vùng Tây Ngạn. Nhưng dân Palestine ở giải Gaza không còn chút lòng kính trọng nào đối với ông Abbas. Nếu Israel đưa Abbas về lại Gaza sau những cuộc oanh tạc và tấn công đẫm máu, dân chúng sẽ coi ông như một kẻ phản bội đóng vai “bù nhìn.” Sau khi đảng Hamas thắng cử ở Gaza năm 2006, quân Fatah của ông Abbas đã đánh nhau với họ và thua, rút hết về Tây Ngạn. Tới nay, ông Abbas chỉ trực tiếp cai trị với hơn một triệu trong số gần 2.7 triệu dân, trong một phần ba đất vùng Tây Ngạn. Số còn lại do Israel kiểm soát và dân Palestine luôn luôn xung đột với 700,000 người Israel tới lập trại định cư rải rác trong vùng này. Lực lượng cảnh sát của ông Abbas, 60,000 người, hoàn toàn bất lực trước các vụ đụng chạm liên miên đó.
Cuối cùng, Israel có thể quay trở lại giải pháp cũ khi họ từng cai trị giải Gaza: Hợp tác với Ai Cập (Egypt), tuyển chọn, bổ nhiệm những thủ lãnh dân sự địa phương, nắm quyền lo việc hành chánh, có quân đội Israel bảo đảm an ninh. Nhưng hiện nay chính phủ Egypt không thể cộng tác với Israel, cũng như các quốc gia Á Rập khác trong vùng, kể cả các nước như Maroc, UAE, gần đây bắt đầu giao hảo với Israel. Dân Á Rập đã biểu tình phản đối Israel khắp nơi vì các vụ đánh bom trên dân Palestine ở Gaza.
Trong lúc Israel chuẩn bị tấn công Gaza thì các lực lượng chống Israel ở các nơi khác cũng hoạt động. Tại biên giới Lebanon phía Bắc, đảng Hezbollah, có quân đội riêng, là một mối đe dọa thường xuyên từ gần 40 năm nay. Đạo quân Hezbollah xuất hiện sau cuộc tấn công của quân Israel vào xứ Lebanon năm 1982 để đuổi các lãnh tụ Mặt trận Palestine ra khỏi xứ này. Nhóm Hezbollah quy tụ những người theo giáo phái Shi A trong Hồi Giáo, đồng đạo với đa số dân chúng Iran. Nhóm này, cũng như Hamas, đều được Iran viện trợ tài chánh, vũ khí và huấn luyện quân sự.
Trong khi chuẩn bị cuộc tấn công vào giải Gaza, chính phủ Israel đã yêu cầu dân hai chục làng ở gần biên giới Lebanon, trong vòng vài chục cây số, phải di tản, Giải đất nằm giữa hai nước có thể trở thành một vùng oanh kích tự do, đề phòng quân Hezbollah tấn công để quân đội Israel phải chia ra chống đỡ tại hai chiến trường. Thủ lãnh nhóm Hamas đã gặp người đứng đầu đảng Hezbollah ở Lebanon, cùng với nhóm Thánh chiến Hồi Giáo Palestine, bàn việc phối hợp.
Chính phủ Biden gửi hai hàng không mẫu hạm tới phía Đông Địa Trung Hải là một lời cảnh cáo đối với lực lượng Hezbollah và Iran. Nhưng không ai đoán được chế độ thần quyền ở Tehran sẽ toan tính thế nào. Họ có thể xúi dục các đám quân do Vệ binh Cách mạng Hồi Giáo Quds (IRGC-QF) bảo trợ, tại các nước Iraq, Syria, Lebanon, Yemen, đồng loạt mở các cuộc tập kích, nhắm vào Israel và các căn cứ của 30,000 quân Mỹ trong vùng Trung Đông. Họ có thể lôi cuốn Israel, và Mỹ, vào một cuộc chiến tranh hao mòn lâu dài, trong khi nước Iran vẫn đứng ngoài, không tham gia trực tiếp.
Gần đây chính phủ Mỹ đã “trao đổi tù binh” với Iran, nhân đó, tháo khoán $6 tỷ mỹ kim của Iran đang bị phong tỏa. Nhưng ngay sau khi quân Hamas đột kích tàn sát người Israel, số tiền đó đang nằm ở ngân hàng tại Doha, thủ đô xứ Qatar, đã bị Washington và Doha phong tỏa lại, Iran không nhận được đồng nào. Nếu Iran thúc đẩy các đám quân phụ thuộc của họ đánh vào Israel và quân đội Mỹ ở Trung Đông, Israel có thể sẽ bắn hỏa tiễn thẳng vào Tehran; cuộc chiến có thể lan rộng, lôi kéo không lực Mỹ trên các mẫu hạm vào mặt trận.
Đầu mối của các cuộc xung đột trong vùng bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa dân Israel và người Palestine, từ năm 1948 khi nước Israel thành lập và dân Á Rập chạy tị nạn chiến tranh. Từ đó đến nay, phần lớn dân Palestine vẫn sống trong các “trại tị nạn.” Giải pháp “hai quốc gia” sống bên cạnh nhau được các nước nói tới nhiều lần, nhưng gần đây chính phủ Israel đã bỏ qua. Thủ tướng Netanyahu nghĩ ông có thể chia rẽ chính quyền Abbas và khối Hamas khiến dân Palestine bất lực, không cần đặt vấn đề “hai quốc gia” nữa. Vụ tàn sát ngày 7 tháng 10 đã đánh thức cả thế giới Á Rập và Hồi Giáo, khiến họ phải nhớ lại số phận lưu vong của dân Palestine trong 75 năm qua.
Hoàng hậu Jordan, Rania Al-Abdullah, đã nhắc đến các bà mẹ trong giải Gaza viết tên con trên bàn tay các đứa bé, để nếu chết vì bom nổ thì hy vọng vẫn có thể nhận diện, không bị chôn vào mồ tập thể. Bà nói, “Tôi chỉ muốn nhắc nhở cả thế giới rằng các bà mẹ Palestine cũng yêu con như tất cả các bà mẹ trên thế giới,” và kết luận: “… chỉ có một con đường, là thiết lập một nước Palestine tự do, có chủ quyền, sống hòa bình bên cạnh nước Israel.”
Ngô Nhân Dụng
Ngô Nhân Dụng là bút hiệu của Đỗ Quý Toàn khi phụ trách mục Bình Luận trên Nhật báo Người Việt, từ năm 1995 khi ông về định cư tại Quận Orange, California, cho tới Tháng Hai năm 2020. Trước đó ông dạy môn Tài chánh học (Finance) ở các Đại học McGill và UQAM tại Montréal, Canada là nơi gia đình ông tới tị nạn từ năm 1975. Năm 1989, trước khi bức Tường Berlin sụp đổ, ông xuất bản cuốn Đổi Mới Kinh Tế dưới bút hiệu Vương Hữu Bột, kể kinh nghiệm thay đổi cơ cấu nền kinh tế cộng sản ở các nước từ Hungary, Trung Quốc, tới Nga và các nước Đông Âu. Cuốn sách xuất bản gần đây nhất, ký tên Ngô Nhân Dụng, là Đứng Vững Ngàn Năm – Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc?
Cuốn sách đầu tiên ký tên Đỗ Quý Toàn xuất bản ở California là Yêu Con Dạy Con Nên Người Việt, do nhà Văn Nghệ ấn hành, năm 1979. Ông cũng đã in nhiều tập thơ từ năm 1965 và tập tiểu luận Tìm Thơ Trong Tiếng Nói do Thanh Văn xuất bản năm 1992.
Trong blog này Ngô Nhân Dụng sẽ viết tiếp những bài Bình Luận về các vấn đề thời sự thuộc các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, dưới mắt nhìn của một người Việt sống xa quê hương.
Đây là một blog cá nhân được đăng tải trên Đài VOA nhưng không nhất thiết tương đồng với quan điểm của đài và của chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment