Tuesday, October 12, 2021
Thursday, October 7, 2021
Chiếc xe này sẽ nằm lại trên đèo Hải Vân như một tượng đài trung thực nhất hơn tất cả các tượng đài ngàn tỷ.
Đến đỉnh đèo Hải Vân thì xe tả tơi, những người thiện nguyện đã tặng mẹ con chị một cái xe mới để tiếp tục hành trình về quê,
Chiếc xe này sẽ nằm lại trên đèo Hải Vân như một tượng đài trung thực nhất hơn tất cả các tượng đài ngàn tỷ.
TPHCM mở cửa lại chợ, tiểu thương vẫn than trời!
Chợ mở cửa, khách thưa thớt
Đã gần một tuần TPHCM thực hiện nới lỏng giãn cách cho phép một số hoạt động trở lại bình thường, trong đó có việc mở cửa lại một số chợ truyền thống. Không nhiều tiểu thương đăng ký mở bán lại, tuy nhiên số đăng ký hoạt động lại cũng cho biết, lượng người đi mua rất ít, do vẫn còn tâm lý lo ngại. Một vài tiểu thương tại chợ truyền thống ở TPHCM (không muốn nêu tên) cho biết:
“Vắng quá, người dân hình như người ta chưa biết là thứ nhất, thứ hai là chắc người ta còn ngại chưa dám ra tham gia. Có khách hàng đặt hàng kêu tôi giao tới, họ không dám đi. Chợ vắng lắm, sáng giờ tôi bán được một người khách. Người ta chưa có quen với sinh hoạt của chợ hoặc người ta chưa biết thì mình cũng phải cố gắng để hòa nhịp lại. Ế cũng phải chịu, ráng.”
“Mở ra thì chợ cũng vắng đâu ai dám đi vì lâu quá rồi đâu có ai buôn bán. Ai cũng có ý thức nên người ta đi cũng sợ. Mới nên người ta cũng chưa quen đi nhiều, chợ vắng lắm sáng giờ khách không có.”
“Chợ mới mở có mấy thứ, người ta chưa biết khách chưa đi nhiều, lo sợ dịch, lo sợ người ta ít đi.”
Lãnh đạo thành phố lớn nhất nước vào ngày 30/9 đã thông báo nới lỏng giãn cách trên địa bàn từ ngày 1/10. Trong đó bao gồm cả những hoạt động kinh doanh, thương mại - dịch vụ gồm cung cấp lương thực, thực phẩm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; chợ đầu mối, chợ truyền thống.
Tuy vậy, mới chỉ có hơn 16 chợ truyền thống trong tổng số 234 chợ truyền thống của thành phố mở cửa, do các quầy sạp chưa đáp ứng tiêu chuẩn về khoảng cách 2m, diện tích bán là 4m2, có vách ngăn và một số yêu cầu khác.
Vui, buồn lẫn lộn
Theo ghi nhận của phóng viên RFA, nhiều chợ truyền thống quen thuộc như Tân Định, Hòa Bình… vẫn còn đóng cửa, thậm chí có chợ vẫn đang bị rào chắn như Bàu Sen.
Dù vậy, nhiều tiểu thương tại các chợ đủ điều kiện hoạt động trở lại bày tỏ vui mừng vì sau nhiều tháng chợ ngưng hoạt động, nay họ lại được trở lại buôn bán, có thể có thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình.
“Chợ mở cửa mình được đi bán cũng vui chứ thời gian ở nhà cũng chẳng làm được gì, đi bán lại thoải mái hơn.”
“Ra bán cũng vui, hôm bữa giờ ở nhà không nhưng giờ ra cũng phập phồng lo, cũng sợ. Chợ rất vắng, không ai dám đi hết.”
“Mình cũng sợ nhưng nghỉ mấy tháng buồn rồi nên ra ngồi coi sao chứ thiệt ra chợ người ta cũng sợ, khách sợ, mình cũng sợ nên vắng lắm. Có điều cuộc sống nên phải đi thôi chứ hồi hộp lắm, chưa ổn định.
Giờ phải chịu thôi, mở chút xíu vậy chứ nhiều cái chưa mở được thành ra mình cứ chịu ra coi sao, đông quá cũng sợ mà vắng quá cũng buồn, đang trong tình trạng chung sáng giờ cứ ngồi vậy đó, có người đi đâu, rầu, lo lắm.”
“Chợ cũng còn vắng, nhiều người chưa biết chợ mình bán lại nên ít người đi lắm, sáng giờ chưa bán được bao nhiêu, riết rồi không biết cuộc sống sao.
Có nhiều người có coi thông tin mạng thì biết còn nhiều người chưa coi thì không biết.”
“Sạp không có ai mua, còn nguyên. Giờ họ chưa biết chợ còn bán hay sao họ không tới. Giờ bắt đầu lập nghiệp lại mà chiều giờ chưa ai tới mua.”
“Chợ mở cửa không đầy đủ, có một cánh, bên chỗ này đóng hết, sáng giờ chưa bán được hàng nào, không có người nào vô đây hết, ít người đi, người ta đi chợ cũng còn sợ nên người ta không đi. Nhiều khi người ta không chích, chích hai mũi mới được vô, khai báo nữa nên người ta cũng sợ không vô.”
Vẫn theo lời nữ tiểu thương vừa rồi, nếu tình trạng chợ tiếp tục vắng như hiện nay, có thể bà sẽ nghĩ ra cách khác để hàng hóa được tiêu thụ vì hoàn cảnh của bà đang rất khó khăn:
“Lỡ mua đồ rồi tôi cũng tính bán chạy ngoài đường cho rồi, cho có đồng vô đồng ra chứ ngồi đây không bán được gì. Mua đồ chôn vốn, gặp mình khổ quá mấy nay đâu có tiền, ở nhà mướn nữa, giờ phải rầu, phải lo. Tính cứ vậy mai chắc ra ngoài đường bán chạy với mấy ông công an chứ không có đồng ra đồng vô vậy cũng khổ. Phải mình có nhà (để bán), nhà mướn mà bán tình trạng này là chết. Không ai vô tới đây, họ đi ngoài đường không.”
Tình trạng các chợ tự phát gây ảnh hưởng đến nguồn thu của các tiểu thương tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối là có thật. Mới đây, đại diện chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức cho biết dù đã ‘kêu cứu’ về tình trạng này nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn nguồn từ Sở Công thương TPHCM cho biết tính đến ngày 3/10, có 16 chợ truyền thống trên địa bàn thành phố được hoạt động và 9 chợ dã chiến gồm bảy chợ ở Củ Chi và hai chợ ở quận 5.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM,
số lượng chợ được mở lại trong thời gian tới sẽ tăng nhanh do Sở đã có
văn bản đề nghị các quận, huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch mở lại chợ
trong điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh, đồng thời TP cũng đã ban
hành bộ tiêu chí đối với hoạt động của chợ.
COVID-19: vì sao người lao động ngoại tỉnh tháo chạy khỏi TPHCM?
Từ tối ngày 30/9, đã có hàng ngàn người dân rời khỏi TPHCM về quê ngay sau khi có thông tin thành phố này gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn. Khi đó, đa số những người này đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa TPHCM với các tỉnh lân cận.
Đến nay đã gần một tuần, chính quyền đã cho phép người dân về quê có kiểm soát, hạn chế một phần, nhưng số người bỏ phố về quê vẫn tăng lên cả trăm ngàn người. Dòng người trở về quê này được cho là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa ở Sài Gòn. Dù giới lãnh đạo kêu gọi ở lại để phục hồi kinh tế, hứa hẹn chích ngừa, tăng hỗ trợ... nhưng người dân vẫn về quê theo cách gọi của chính quyền là ‘tự phát’.
Anh Thiệu, một người dân Sài Gòn khi trả lời RFA hôm 5/10 cho biết thực tế vì sao người ngoại tỉnh phải bỏ Sài Gòn trong thời điểm này:
“Người lao động đói khổ quá không chịu nổi nữa, ở phòng trọ tù túng mà còn không có tiền trả tiền trọ, chủ trọ cũng thông cảm nhưng cũng có mức độ nào đó thôi. Cuối cùng không còn gì bấu víu thì người ta buộc phải rời khỏi để về quê kiếm sống thôi, chứ ở Sài Gòn lấy gì sống. Lúc đầu thì nhà nước rào chắn không cho đi, sau đó có chặn cũng không nổi, vì đông quá... cũng có bạo loạn nhỏ nhỏ... dân bức xúc dở chốt để đi. Cuối cùng chính quyền cho đi, nhưng về đến địa phương thì mỗi nơi mỗi kiểu. Có tỉnh cho cách ly tại nhà, hay cách ly tập trung miễn phí, có bắt cách ly rồi còn bắt trả tiền cách ly, tiền test... Tình hình rất phức tạp, trong bước đường cùng họ không thể ở lại nữa, vì ở lại thì hoặc đói khổ, hoặc dịch bệnh chết thôi.”
Người
lao động đói khổ quá không chịu nổi nữa, ở phòng trọ tù túng mà còn
không có tiền trả tiền trọ, chủ trọ cũng thông cảm nhưng cũng có mức độ
nào đó thôi. Tình hình rất phức tạp, trong bước đường cùng họ không thể ở lại nữa, vì ở lại thì hoặc đói khổ, hoặc dịch bệnh chết thôi.
-Anh Thiệu
Trong lúc người dân đói khổ và lo ngại dịch bệnh nên mới phải rời khỏi Sài Gòn, thì một số tỉnh quê nhà của họ lại lo ngại những người này sẽ đem dịch bệnh về quê, nên một số tỉnh miền Tây như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… đã kiến nghị Thủ tướng, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tạm ngưng cho người dân tự về quê.
Cùng lúc đó, trước làn sóng người dân ùn ùn trở về quê, các tỉnh miền Tây này đã đồng loạt đưa ra nhiều giải pháp được cho là phòng chống dịch bệnh COVID-19 cao nhất; tạm dừng những hoạt động từ ngày 4/10... Và với các biện pháp này, dù không cấm nhưng rõ ràng là người dân không dễ về lại quê nhà với nhiều biện pháp hạn chế khắc khe như vậy.
Sau đó, đến tối ngày 4/10, UBND tỉnh Hậu Giang đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố siết chặt kiểm soát không để người dân tự ý rời khỏi địa bàn. Theo UBND tỉnh Hậu Giang, nếu TPHCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An không siết chặt, quản lý người dân thì các tỉnh vùng ĐBSCL không thể kiểm soát được dịch bệnh COVID-19.
Anh Đăng Quang, làm việc tại Sài Gòn, nhưng đã kịp về quê Quảng Ngãi trước đây, trong cùng tối ngày 5/10 nói với RFA về ý kiến của anh:
“Xảy ra tình trạng này theo tôi là do chính quyền các địa phương không đồng nhất. Ví dụ chính quyền Sài Gòn cho người dân về, trong khi về đến các tỉnh quê nhà của họ thì bị chặn lại. Tôi nghĩ trung ương phải đề ra chỉ thị thống nhất cho các tỉnh, thì sẽ được giải quyết. Chứ nếu không khi Sài Gòn mở cửa, mà họ chưa có việc làm, tiền thuê nhà và đủ thứ khác... thì phải về quê, nhưng tỉnh quê nhà lại không cho vô... thì người dân bí bách, về không được, ở không xong.”
Không chỉ lập chốt chặn ngăn dòng người về quê, chính quyền các tỉnh còn ngăn cản người dân rủ nhau về quê trên mạng xã hội. Cụ thể, vào ngày 2/10, phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, thuộc Công an tỉnh Bình Dương đã mời làm việc hai người bị cho là có hành vi sử dụng mạng xã hội để đăng thông tin kêu gọi người dân về quê nếu không nhận được cứu trợ.
Trả lời RFA từ Nha Trang hôm 5/10, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng làn sóng người dân về quê nhiều như vậy là do chính quyền trung ương và địa phương không có sách lược phù hợp:
“Làn sóng bà con rời Sài Gòn trở về quê nhà số lượng người lên đến hàng trăm ngàn. Theo báo chí nhà nước thì 150 ngàn người về miền Trung và Tây Nguyên, còn miền Tây thì mỗi tỉnh cũng vài chục ngàn người. Điều này cũng có thể biết trước vì số lượng lao động của các tỉnh đến Sài Gòn phải là mấy triệu người. Riêng từ tháng 4 đến nay, do biến thể Delta nên tình hình nghiêm trong hơn nhiều, tập trung ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận có nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương, Long An... Do chiến thuật cũ không có gì thay đổi nên sự lúng túng thể hiện rất rõ, từ Trung ương đến địa phương đều bất ngờ và không có sách lược phù hợp.”
Nếu chính quyền để mặc
kệ dân như vậy là vi hiến, vi phạp pháp luật, rất lạm quyền, rất bạc
ác... không thực tế và không xử trí khôn ngoan trước dịch bệnh. Nếu cứ
nhốt bà con lại không cho về thì số người chết còn nhiều lên nữa, chứ
không dừng lại ở hai mươi ngàn người.
-Nhà báo Võ Văn Tạo
Đành rằng biến thể Delta của COVID-19 rất nguy hiểm và là khó khăn chung của các nước có dịch. Nhưng theo nhà báo Võ Văn Tạo, Việt Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề, dù nếu tính số tử vong trên dân số thì Việt Nam chưa phải là nhiều, nhưng hậu quả kinh tế vô cùng nặng nề do chính sách phong tỏa khắc nghiệt của chính phủ. Ông Tạo nói tiếp:
“Sở dĩ có chuyện gần như vỡ trận trong chuyện ‘đàn quân kéo về’ là do từ đầu không biết cách ứng xử, và những quyết sách đưa ra cứ như là tự bắn vào chân mình. Tự nhiên Trung ương chỉ định các địa phương ‘chỉ được ra đường khi cần thiết’, trong khi từ ‘cần thiết’ rất lơ mơ không định lượng mà chỉ là định tính. Thế nên mỗi ông sai nha hiểu một kiểu, ách tắc hết cả sản xuất, đời sống, các xí nghiệp đóng cửa hết... Nên rất nhiều người đói khổ, đặc biệt là lao động ngoại tỉnh thất nghiệp, họ thân cô thế cô, quan hệ ít, không nhiều phương tiện nên rất đói khổ. Nhiều hình ảnh người ở trọ để rổ mong hàng cứu trợ rất thương tâm. Có đến mấy triệu người như thế, nên việc cứu trợ cũng chỉ có mức độ nào đó thôi..”
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, trong đợt này có cái dở của nhà nước Việt Nam, lúc nào họ cũng nói cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng họ lại không tin nhân dân, họ nhốt nhân dân lại, không cho nhân dân tự chạy về, tự quyết định số phận của mình. Cho nên khi bắt đầu được nới lỏng thì nhân dân tìm cách về, về ồ ạt, ngăn lại thì người dân phải tuân theo, nhưng đến một mức độ nào đó thì người ta cũng phá rào để đi. Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết quan điểm của mình:
“Nhà nước ngăn vì sợ dịch ở Sài Gòn lây sang địa phương khác, chuyện đó cũng có nguy cơ, có thể thông cảm quyết định của họ. Nhưng họ không tính được chuyện bây giờ không về quê thì số phận những người này ra sao khi sống trong môi trường chật hẹp, ăn uống thiếu thốn, không tiền... thì sống bằng cái gì? Đội ngũ tiếp tế nào cho xuể từng ấy hộ gia đình. Rất dở, nên tôi nghĩ việc giải tỏa cho bà con về là nên làm, và buộc các địa phương phải có trách nhiệm với bà con của tỉnh nhà, khó khăn thì trung ương phải hỗ trợ.”
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, nếu chính quyền để mặc kệ dân như vậy là vi hiến, vi phạm pháp luật, rất lạm quyền, rất bạc ác... không thực tế và không xử trí khôn ngoan trước dịch bệnh. Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng, nếu cứ nhốt bà con lại không cho về thì số người chết còn nhiều lên nữa, chứ không dừng lại ở hai mươi ngàn người.
Wednesday, October 6, 2021
Tình Mẹ
Bức
ảnh người Mẹ, được cho là người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, địu 2 con
trên lưng. Từ Bình Dương, vượt hơn 2000 cây số, trong mưa, và đói khát,
để trở về quê nhà.
(Chia sẻ từ fb Đàm Ngọc Tuyên)
....
Mẹ bế và cõng con trên đường cái quan
Dọ dẫm tìm lối trở về quê hương nghìn trùng xa thăm thẳm
Đôi chân trần, khẩu trang và ánh mắt nhìn lạ lẫm
Nơi đến nơi đi đâu là chỗ dung thân
Cái đói cái khát dù có thể làm chậm bước chân
Và sấm chớp bão giông trong những ngày tháng 10 vào bão
Cơn mưa dầm hay chói chang nắng ráo
Có nghĩa gì đâu so với những mầm sống trong tay
Đêm nay và những đêm tiếp nối tương lai
Mẹ sẽ cố cùng cha trên bước đường dong ruỗi
Như người ta nói con sông và cái suối
Rẽ lối nào rồi cũng chảy đến bể đông
Quê nhà xa lắm mịt mùng
Ngủ ngoan con nhé cho lòng mẹ yên
TRẦN PHONG VŨ
Rớm nước mắt vì tấm ảnh này. Lúc 23g hầm Hải Vân đã mở cho bà con ly hương trở về được đi qua.
Đang mưa gió không dễ gì vượt qua đèo Hải Vân trong đêm với những chiếc xe rệu rã đã chạy gần 1000 km từ HCM, BD hay Đồng Nai trở về.
Chặng đường phía trước của đồng bào được rút ngắn đi khá nhiều.
Gia đình 4 con người nhỏ bé và hành trình từ Bình Dương ra tận Tây Bắc
Tin và ảnh từ Zing.
Tuesday, October 5, 2021
Liên Khúc Kinh Khổ - Việt Nam Niềm Nhớ (ASIA 54)
3
Liên Khúc Kinh Khổ - Việt Nam Niềm Nhớ Kinh Khổ | Nhạc & Lời: Trầm Tử Thiêng Việt Nam Niềm Nhớ
Nhạc: Trúc Hồ -
Lời: Trầm Tử Thiêng Hoà âm: Trúc Hồ
Người dân tháo chạy khỏi SÀI GÒN lần ba?
Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại SÀI GÒN
Đêm qua, 30/9, lại có hàng ngàn người dân "tháo chạy" khỏi SÀI GÒN. Sự việc xảy ra sau khi có thông tin SÀI GÒN gỡ bỏ chốt chặn và rào chắn.
Tuy nhiên, họ đã bị quân đội, công an chặn lại tại khu vực giáp ranh giữa SÀI GÒN với các địa phương khác.
Dòng người trở về quê này được cho vẫn là những người nghèo, những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng bị phong tỏa.
Báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin về sự kiện này. Ngay lập tức, nhiều tiếng nói mạnh mẽ trên mạng xã hội cũng mô tả và bình luận về tình cảnh của người dân và cách thức quản lý của chính quyền.
Thông tin trên báo chí nhà nước
Một rào chắn đầu hẻm tại SÀI GÒN
"Tự phát" là chữ được truyền thông sử dụng để mô tả đám đông dân chúng kẹt tại cửa ngõ SÀI GÒN.
Tờ VietnamNet chạy tựa: "Tự phát rời SÀI GÒN, cả nghìn người mắc kẹt ở cửa ngõ về miền Tây lúc nửa đêm." Bài báo viết: "Khuya 30/9, quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bình Chánh theo hướng về Long An xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài do nhiều người tự phát về quê."
"Khi qua khỏi cầu Bình Điền khoảng 1km, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ kiểm soát dịch Covid-19 chặn lại do những người này thuộc đối tượng không được phép di chuyển khỏi địa phương."
Tiền Phong Online mô tả hàng ngàn người, có cả trẻ em tự đi xe máy về quê, nhưng "đến cửa ngõ giáp ranh Long An thì bị lực lượng chức năng yêu cầu quay về nơi xuất phát."
Hai đầu đường Phan Đình Cung dẫn ra Phan Xích Long bị bịt bằng tấm chắn cao.
VnExpress mô tả: "Nhiều người dân lái xe máy về miền Tây bị lực lượng chức năng ở chốt kiểm soát cửa ngõ giáp ranh Long An và SÀI GÒN chặn lại, yêu cầu quay về nơi ở..." "Càng về tối lượng người đổ về càng đông, đứng chắn một làn đường khiến quốc lộ ùn tắc."
"Lực lượng chức năng sau đó vận động họ đến tập trung trước nhà sách ở giao lộ đường Bùi Thanh Thiết và quốc lộ 1, cách chốt kiểm soát cửa ngõ chừng một km. Gần 50 cảnh sát cơ động cũng được huy động để giữ trật tự."
Vẫn theo báo này, "Đám đông liên tục rồ ga cùng hô to "về quê, về quê", nhiều người nằm vạ vật trên đường, vỉa hè... Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện Bình Chánh nói qua loa "dịch bệnh ở SÀI GÒN mới cơ bản được kiểm soát, theo chỉ đạo của Chính phủ, bà con chưa thể về quê."
Mạng xã hội nói gì?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết trên trang cá nhân: "Những người lao động nhập cư vào Sài Gòn, Bình Dương đã bị chặn lại ở các cửa ngõ thoát ra vào đêm 30/9. Họ đã bị giam chặt trong các khu nhà trọ tồi tàn thiếu đói suốt 4 tháng qua, phải chờ từng bữa ăn từ thiện."
Ông cũng nói: "Nay họ không thể chịu đựng hơn, hãy để họ về quê nhà của họ."
Danh khoản Thanh Phuong bình luận: "Bao nhiêu người muốn về quê là kèm theo ngần ấy gia đình thân yêu của họ khắc khoải trông đợi ở quê nhà, an dân sao được?"
Di Thiên Lương cho rằng: "Không thể ép buộc người ta ở lại được. Ai lo đời sống cho họ? Chỉ phải đưa về quê và tổ chức kiểm soát họ cách ly để tránh lây nhiễm. Cứ đóng chốt chặn không cho họ về quê để dồn người ở đó làm mồi cho Covid."
Bình luận trên MXH
Bạn Nam Tran không đồng tình với việc này: "Có clip phá rào chạy về lúc 5h sáng rồi đó... tôi thật sự lo lắng cho các tính miền tây thời gian tới sẽ bùng dịch vì kiểu về này của dân."
Nguyễn Thị Bích Thủy viết trên nhóm Hội quán Kim Hoàn: "Tiến thoái lưỡng nan! Thật sự họ trả nhà thuê và muốn về quê nhà. Làm sao quay xe được nữa."
Thanh Quy Bui đáp lại bằng ý kiến: "Lại gom vào khu cách ly, lại... chọt mũi 2 ngày 1 lần. Chánh quyền sẽ làm cái mà họ làm giỏi nhất từ đầu dịch tới giờ."
Vân Bùi góp ý: "Nếu như các địa phương lấy quỹ phòng chống thiên tai dịch bệnh kết hợp với kinh phí của những ai có nhu cầu về quê. Cho về từng đợt ( mỗi đợt tầm 500-1000 người + tuân thủ cách ly đúng ngày) thì bà con được về quê an toàn.giảm tải cho SÀI GÒN."
Một rào chắn đầu hẻm ở quận Phú Nhuận
Danh khoản Trinh Việt bày tỏ: "Nhìn bọn trẻ tội quá. Cùng cảnh ngộ với cuộc sống mưu sinh của những người tha quê."
Có lẽ ít người kìm lòng được khi chứng kiến những người lao động nghèo khổ, đặc biệt là trẻ em phải chịu đựng những khó khăn, khổ sở như thế này. Trước đó, nhiều người dân lao động tại SÀI GÒN cũng từng cố gắng rời thành phố hai lần hồi giữa năm nay.
Trong buổi họp báo sáng 30/9, Phó Giám đốc Công an SÀI GÒN cho hay, trước ngày 1/10, Công an SÀI GÒN sẽ giải tỏa tất cả các chốt nội đô, từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới".
Tuy vậy, vẫn duy trì 12 chốt chính, 39 chốt phụ ở các quận, huyện giáp ranh các tỉnh để kiểm soát người ra vào SÀI GÒN. Liên quan vấn đề người dân mong muốn rời SÀI GÒN về quê, đại tá Nguyễn Sỹ Quang khẳng định, người dân không được tự ý đi bằng xe cá nhân.
Có thông tin "bà con chờ đợi vạ vật cả đêm đã quyết định phá rào và vượt qua hàng phong tỏa của lực lượng cảnh sát để về quê tìm sự sống lúc 5h sáng 01/10/2021 tại chốt Tân Túc, Bình Chánh."
Blog Báo Mai