Sunday, March 6, 2022

PHÁT NGÔN LÀM CHO CÁC NHÀ ĐỘC TÀI XẤU HỔ - Chu Mộng Long -

Tổng thống Zelensky của Ukraina nói:
"Nhân dân đã mệt mỏi bởi những chính khách lọc lõi, những kẻ trong suốt 28 năm đã xây dựng nên một đất nước chuyên ăn hoa hồng, cướp phá, tư lợi cá nhân.
Tôi mong muốn rằng, các bạn không treo chân dung tôi trong văn phòng làm việc của các bạn. Bởi Tổng thống không phải là thần tượng, cũng không phải là thánh nhân.
Tổng thống không phải là bức chân dung. Hãy treo ảnh các con bạn vào chỗ đó và trước khi quyết định một việc gì thì hãy nhìn vào mắt chúng.
Chúng ta phải là người Iceland trên sân bóng, người Israel trong ý chí bảo vệ lãnh thổ, người Nhật trong công nghệ điện tử, người Thụy Sĩ trong việc tạo dựng xã hội đáng sống.
Suốt những năm tháng qua tôi đã cố gắng để mọi người mỉm cười, và từ bây giờ tôi sẽ cố gắng để ít nhất người dân Ukraine không phải khóc..."

Saturday, March 5, 2022

CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA NGA NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG

Tôi đã từng học và nghiên cứu ở Nga (Liên Xô cũ) tổng cộng 11 năm, từ năm 18 tuổi tới năm 31 tuổi (1976 - 1989) (Hai năm 1985 - 1987 làm việc ở Việt Nam). Tiếng Nga đối với tôi cũng trôi chảy gần như tiếng mẹ đẻ. Khi còn ở Nga, các bạn Nga từng nói với tôi: “Nếu chỉ nghe tiếng mày nói ngoài hành lang, không nhìn thấy mặt, thì bọn tao tưởng đó là người Nga nói.”

Nước Nga không chỉ mở cho tôi cánh cửa bước vào khoa học mà còn cả nghệ thuật. Chính tại đây lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với nghệ thuật lớn: nghệ thuật của các bậc thày cổ điển châu Âu, như Leonardo da Vinci, Botticelli, Titian, Rembrandt, trong nguyên bản, với âm nhạc của các nhà soạn nhạc vĩ đại, qua tiếng đàn của các bậc thày trứ danh biểu diễn sống, như  Leonid Kogan, Danill Shafran, Shura Cherkasky, v.v., với văn học và thi ca của Tolstoy, Turgheniev, Chekhov, Leskov, Dostoevsky, Pushkin, Lermontov, Esenin, Pasternak, Blok, Svetaeva, v.v. qua bản gốc tiếng Nga.  

Tôi có nhiều bạn bè và đồng nghiệp là người Nga cũng như người Ukraine. Thày của tôi, cố GS Vadim Soloviev là người Nga. Phản biện luận án tiến sỹ năm 1985 của tôi, GS Anatoly Ignatyuk, là người Ukraine. Hai phản biện luận án tiến sỹ khoa học của tôi năm 1989, là GS A. Ignatyuk và GS. Grigory Yakovlevich Korenman, người Nga gốc Do Thái.

Ông Konstantin Gavrilovich, hoạ sỹ và kiến trúc sư, là người Nga đầu tiên phát hiện ra tài vẽ của tôi và đã không tiếc thời gian cũng như sức lực đưa tôi tới gặp các giáo sư tại các trường đại học mỹ thuật Surikov, Stroganov, và đại học kiến trúc.

Bạn gái đầu tiên của tôi là người Nga.

Tất cả họ đều là những con người chính trực, cao thượng, hào hiệp, tốt bụng, trí tuệ, có văn hóa học vấn cao và đáng ngưỡng mộ.

Nói vậy là để các bạn thấy nước Nga từng rất gắn bó với tôi. 

Tuy nhiên đừng lẫn lộn người dân Nga, đất nước Nga với chế độ của những người cai trị họ. 

Khoảng thời gian hơn một thập niên đó cũng đã cho tôi thấy rõ người Nga cũng như người dân các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong đó có Ukraine, đã bị o ép khổ sở về tinh thần và vật chất như thế nào dưới một chế độ quan liêu hách dịch điều khiển một nền kinh tế trì trệ. Nước Nga là một quốc gia rộng lớn, nhưng chưa bao giờ thoát khỏi mặc cảm của một nước nông dân, trong đó thủ đô Moskva được ví như cái làng của châu Âu. Người Nga trong lịch sử chưa bao giờ thoát khỏi ách áp bức từ chế độ Tsar Hoàng, tới chế độ cộng sản thời Lenin, Stalin, toàn trị thời Brezhnev, và cuối cùng là chế độ độc tài của Putin.

Sự yếu kém về kinh tế và hành chính của Ukraine là hậu quả của một thời kỳ dài dặc phụ thuộc vào Nga ở Liên Xô cũ. Cho tới năm 2006, tức 15 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, tới Kiev dự hội thảo vật lý hạt nhân, tôi vẫn thấy sự trì trệ và phong thái làm việc trịch thượng hống hách kiểu Nga ở đó, bắt đầu từ khâu nhập cảnh tại sân bay, sinh hoạt dịch vụ công cộng, tới cách điều hành hội thảo.

Lẽ dĩ nhiên, nhìn sang châu Âu, trước hết là người dân nước hàng xóm Ba Lan, người Ukraine cũng muốn một cuộc sống độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc như vậy. Việc Ukraine lựa chọn gia nhập EU hay NATO là quyền tự do của một quốc gia độc lập.

Vì thế đừng vội vàng đổ lỗi cho tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hay nguyên tổng thống Petro Poroshenko về tình trạng này. Trên thực tế công cuộc “thoát Nga” của Ukraine mới chỉ thực sự bắt đầu từ cuộc nổi dậy ở Maidan từ tháng 11 năm 2013 tới tháng 2 năm 2014, tức cách đây tám năm về trước, quá ngắn để có thể tẩy rửa những căn bệnh do 74 năm chế độ cộng sản để lại, nhất là trong sự hà hiếp của chính quyền Putin.

Cá nhân tôi chưa bao giờ có thiện cảm với Putin, ngay từ những ngày đầu, khi Putin được tổng thống Nga Boris Yeltsin tiến cử. Lý do của tôi rất đơn giản: Putin nguyên là sĩ quan KGB, gia nhập KGB ngay sau khi tốt nghiệp đại học năm 1975. Vào thời perestroika của Gorbachev cho tới khi Liên Xô bắt đầu tan rã (1985 - 1990), Putin làm gián điệp của KGB tại Dresden. KGB khét tiếng tàn ác trong toàn bộ lịch sử của nó. Bố của Putin cũng là một sĩ quan của NKVD, tiền thân của KGB. Mẹ của Putin là công nhân. Ông của Putin nấu bếp cho Lenin và Stalin.  

Tham vọng của Putin là khôi phục lại hào quang của đế quốc Nga đã mất trong đó y là độc tài bạo chúa. Nước Nga dưới chế độ Putin là một nước bị cô lập với toàn thế giới. Người dân Nga chưa bao giờ có tự do dân chủ. Các đảng đối lập bị chèn ép, các nhà đấu tranh dân chủ bị bắt bớ, đầu độc, ám sát. Cuộc xâm lược Ukraine đang diễn ra do Putin ra lệnh là khởi đầu của chiến dịch nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng của Putin sang phương Tây, kéo lại đêm đen của chế độ độc tài cộng sản trong đó Nga là bá chủ. Vì thế Ukraine, từ một đất nước đứng lên chiến đấu chống ngoại xâm, nay đã trở thành biểu tượng của đại nghĩa chống lại hung tàn. 

Bất kể Putin có thôn tính được Ukraine hay không, cuộc chiến tranh này do Putin khởi xướng đã, đang và sẽ khiến y muôn đời bị nguyền rủa như một tên Hitler t.k. XXI. Hay nói như đại sứ Ukraine tại Liên hiệp quốc, hắn sẽ đi thẳng xuống địa ngục vì không có luyện ngục (purgatory, nơi thanh tẩy tội lỗi sau khi chết) nào cho hắn cả. 

Bản chất của tên độc tài nào cũng như vậy, nhưng Putin hiện có lẽ là kinh khủng nhất: Sau khi vừa đe doạ châu Âu rằng nếu nước nào can thiệp chống lại hắn trong cuộc xâm lược Ukraine thì hắn sẽ dùng biện pháp khủng khiếp nhất mà họ chưa từng thấy trong lịch sử của họ, tức khai hỏa vũ khí hạt nhân, hắn đã ra lệnh cho các lực lượng hạt nhân của Nga đặt trong tình trạng báo động. 

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine do Putin ra lệnh đang bị chính phủ và nhân dân nhiều nước trên thế giới lên án mạnh mẽ. Ngay tại nước Nga, nhiều người Nga đã liên tục xuống đường biểu tình phản đối cuộc chiến tranh này.

Nếu Ukraine rơi vào tay Putin, không chỉ người dân Ukraine sẽ lại quay lại cuộc sống nô lệ phụ thuộc Nga, mà sự yên ổn của toàn thế giới cũng sẽ bị đe dọa bởi một chế độ quốc xã mới của một tên phát-xít tàn bạo nhất.

Nguyễn Đình Đăng

Thursday, March 3, 2022

90,000 quân Mỹ đang có mặt ở Âu Châu.

Tin Pentagon. Mar 3-2022. 

Do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Hoa Kỳ đã gửi hàng nghìn quân đến châu Âu. Ngay cả trước cuộc tấn công, Tổng thống Biden đã leo thang sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Ba Lan, quốc gia có đường biên giới trên bộ quan trọng với Ukraine.

Chỉ riêng trong tháng 2, 12.000 lực lượng có trụ sở tại Hoa Kỳ đã được gửi đến châu Âu.

Nhưng có bao nhiêu lính Mỹ ở châu Âu? Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào cuối tháng Hai, tổng số là khoảng 90.000 người, bao gồm một số binh sĩ được chuyển từ các căn cứ châu Âu để gần Nga và Ukraine hơn.

Đặc biệt, Biden đã chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin điều động lực lượng tới các nước cộng hòa Baltic, Ba Lan và sườn đông nam của Ukraine, Bộ Quốc phòng cho biết. Austin đã ra lệnh cho 800 binh sĩ từ Ý chuyển đến vùng Baltic và 1.000 binh sĩ từ Đức đến Romania. Các quan chức cho biết việc chuyển quân này chỉ là tạm thời.

Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết trong thông cáo của Bộ Quốc phòng: “Những toán quân tăng cường này đang được bố trí lại để trấn an các đồng minh NATO của chúng tôi, ngăn chặn bất kỳ hành động xâm lược tiềm tàng nào chống lại các quốc gia thành viên NATO và huấn luyện với các lực lượng của nước chủ nhà”.

Ông Tám D1/SLL
 

Nga, Ukraine đồng ý cần mở hành lang an toàn

MINSK, Belarus (NV) – Nga và Ukraine đồng ý cần mở hành lang an toàn và có thể là ngưng bắn quanh những hàng lang đó để dân thường Ukraine di tản, nhà thương thuyết của cả hai bên loan báo sau vòng đàm phán thứ nhì hôm Thứ Năm, 3 Tháng Ba, theo Reuters.

Nhưng mặc dù ông Vladimir Medinsky, nhà thương thuyết Nga, cho hay vòng đàm phán này đạt “nhiều tiến bộ,” quân Nga vẫn bao vây và tấn công ồ ạt nhiều thành phố của Ukraine giữa lúc cuộc xâm lăng bước sang tuần thứ nhì.

Nhiều gia đình ở Lviv, Ukraine, tìm cách lên xe buýt đi Ba Lan hôm Thứ Năm, 3 Tháng Ba. (Hình minh họa: Dan Kitwood/Getty Images)

Nhà thương thuyết Ukraine cho biết vòng đàm phán mới nhất này không đạt kết quả mà Kiev mong đợi nhưng cả hai bên đều đồng ý di tản dân thường.

Tại Moscow, phớt lờ việc cả thế giới lên án cuộc xâm lăng, ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, tuyên bố cuộc tấn công đang đi đúng kế hoạch, và ca ngợi lính Nga là người hùng.

Trong khi đó, binh lính cũng như dân thường Ukraine quyết liệt chiến đấu chống quân xâm lăng, nhờ đó, vẫn giữ được thủ đô Kiev và những thành phố lớn khác tối Thứ Năm.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng nghiêm trọng. Liên Hiệp Quốc loan báo một triệu người Ukraine đã bỏ nhà ra đi.

Những người ở lại thì đang hứng chịu pháo kích và không kích nhắm vào vài thành phố, thường là khu dân cư. Nhiều nơi ở trung tâm Kharkiv, thành phố lớn thứ nhì của Ukraine, trở thành đống đổ nát.

Vòng đàm phán thứ nhì kéo dài hai tiếng rưỡi, diễn ra tại địa điểm không được tiết lộ ở Belarus. Đây là lần đầu tiên hai bên đồng ý về vấn đề nào đó kể từ khi Nga bắt đầu xâm lăng Ukraine tuần trước.

Ông Leonid Slutsky, thành viên khác trong phái đoàn đàm phán Nga, cho đài Russia 24 hay cả hai bên đồng ý sẽ mở vòng đàm phán thứ ba, dự trù diễn ra trong “tương lai gần nhất.”

 Tòa nhà bị phá hủy sau trận pháo kích được cho là do quân Nga thực hiện ở Kharkiv, Ukraine, hôm Thứ Năm, 3 Tháng Ba. (Hình minh họa: Sergey Bobok/AFP via Getty Images)

Cũng hôm Thứ Năm, ông Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, cho biết ông một lần nữa yêu cầu ông Putin ngưng tấn công Ukraine, nhưng ông Putin từ chối.

“Vào lúc này, ông ấy từ chối,” ông Macron viết trên Twitter.Ông Macron khẳng định đã điện đàm với ông Putin trước đó cùng ngày, và cho biết sẽ tiếp tục liên lạc để tránh xảy ra “thêm thảm họa nhân đạo.”

Trong khi đó, ông Sergei Lavrov, ngoại trưởng Nga, nói ông tin rằng một số nhà lãnh đạo ngoại quốc đang chuẩn bị chiến tranh với Nga, đồng thời, nhấn mạnh Moscow sẽ tấn công Ukraine đến “cuối cùng.”

Ông Lavrov cũng khẳng định Nga không hề nghĩ đến chiến tranh nguyên tử.

 (Th.Long) NV online

Wednesday, March 2, 2022

Nga có bao nhiêu vũ khí hạt nhân?

Tin Moscow. Mar 2-2022. Tất cả các số liệu về vũ khí hạt nhân đều là ước tính nhưng theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Nga có 5.977 đầu đạn hạt nhân và thiết bị gây ra vụ nổ hạt nhân, mặc dù con số này bao gồm khoảng 1.500 đầu đạn đã được xóa bỏ hay chuẩn bị tháo dỡ.

Trong số khoảng 4.500 còn lại, hầu hết được coi là vũ khí hạt nhân chiến lược, hỏa tiễn đạn đạo, hoặc rocket, có thể nhắm mục tiêu ở khoảng cách xa. Đây là những vũ khí thường gắn liền với chiến tranh hạt nhân.

Phần còn lại là vũ khí hạt nhân nhỏ hơn, ít hủy diệt hơn để sử dụng trong tầm ngắn trên chiến trường hoặc trên biển. Nhưng điều này không có nghĩa là Nga có hàng nghìn vũ khí hạt nhân tầm xa sẵn sàng hoạt động.

Các chuyên gia ước tính khoảng 1.500 đầu đạn của Nga hiện đang được "thiết kế", có nghĩa là đặt tại các căn cứ tên lửa và máy bay ném bom hoặc trên tàu ngầm trên biển.

Ông Tám D1/SLL
 

Putin sẽ thất bại - Ngô Nhân Dụng

Cuối cùng, tại sao Vladimir Putin tấn công Ukraine? Vì dân Ukraine muốn sống trong tự do dân chủ. Cũng như dân các nước lệ thuộc Liên Xô trước năm 1991.
Trong ba chục năm qua, Lithuania, Latvia và Estonia vùng Baltic, tới Ukraine, Georgia, Moldova, vân vân, trước nằm trong Liên Xô, cùng với Ba Lan, Bulgaria đã thiết lập thể chế dân chủ tự do, kinh tế thị trường. Các “xã hội mở” cứ thế phát triển và lan rộng thêm. Putin, một cựu sĩ quan Mật Vụ KGB không thể chấp nhận.

Ông Putin muốn chặn đứng làn sóng tự do và tái lập ảnh hưởng của Nga trên các xứ láng giềng, như thời các Nga hoàng và thời Xô Viết. Cá nhân Putin muốn lịch sử nước Nga sẽ ghi tên ông vào hàng các “đại đế” như “Ivan Khủng khiếp,” Đại đế Peter, Nữ Đại đế Catherine, Lenin và Stalin. Ông hỗ trợ chính quyền độc tài ở Belarus đàn áp dân khi họ đòi tự do, chống gian lận bầu cử, để giữ vòng đai các chế độ độc tài bền vững.

Dân Ukraine đã hai lần đứng lên lật đổ các lãnh tụ thân Nga, năm 2004 (Cách mạng màu Da Cam) và năm 2014. Không ai muốn sống như dân Nga đang sống bây giờ: Ai cũng sợ hãi có thể bị bắt hoặc bị ám sát; người lên tiếng phản đối bị bắt, bị đầu độc, bị vu cáo kết án tù. Ngay cả những người Ukraine gốc Nga cũng không muốn phải sống trong một xã hội như thế.
Putin muốn dùng Ukraine khởi đầu chiến dịch lật ngược làn sóng tự do. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất khiến ông đưa quân vào, để lật đổ chính quyền Ukraine, đưa lên một nhóm bù nhìn dễ sai bảo.

Cuộc xâm lăng này không những làm cho hàng ngàn dân Ukraine và quân lính Nga chết vô nghĩa, mà còn thay đổi bàn cờ chính trị Âu châu và thế giới. Putin, hợp tác với Tập Cận Bình, đề cao thể chế chính trị độc tài. Tất cả các nước tự do dân chủ đều bị đe dọa. Thế giới hòa bình khi mọi quốc gia đều tôn trọng một số luật lệ và quy tắc đạo đức. Các chế độ độc tài liên kết với nhau đều bất chấp luân lý cũng như luật pháp quốc tế.

Một lãnh tụ độc tài cũng thường xảo trá, nói láo không ngượng miệng. Trước khi xua quân vào Ukraine, Putin đã biện minh nói rằng chính quyền Ukraine là “một đám quốc xã” (nazi) đồng tính luyến ái, do Mỹ và NATO đặt lên. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là người gốc Do Thái, không thể nào tôn thờ chủ nghĩa Quốc Xã đề cao chủng tộc như mấy nhóm “Neo-Nazi” ở Mỹ! Ông nội của Zelensky đã chiến đấu trong Hồng Quân Nga đánh quân Đức Quốc Xã.

Putin biện minh rằng phải đánh Ukraine để bảo vệ người gốc Nga ở Ukraine đang bị một chính quyền “quốc xã” tiêu diệt! Không một người Nga nào đang sống ở Ukraine thấy bị kỳ thị. Nhưng đó cũng là lý do Hitler đã đưa ra trước khi tấn công Tiệp Khắc năm 1939. Putin kích thích lòng yêu nước của dân Nga với nỗi hận đế quốc Xô Viết tan rã. Adolf Hitler cũng vậy, mê hoặc dân Đức muốn trả thù vụ thất trận Đại chiến Thứ nhất.
Putin nói rằng Ukraine chỉ là một quốc gia giả tạo, không phải là một dân tộc riêng vì trong lịch sử vẫn thuộc Nga. Tập Cận Bình cũng có thể bắt chước, nói rằng Việt Nam vốn là một quận của Trung Quốc trong một ngàn năm.

Một người đã lớn tiếng phản đối những lý luận độc ác này là Đại sứ Kenya ở Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp Hội đồng Bảo an bàn vụ Nga xâm lăng Ukraine. Đại sứ Nga chủ tọa phiên họp tuyên bố giải tán trước khi bắt đầu, nhưng ông Martin Kimani vẫn nói. Ông trình bày tình trạng Phi châu. Mỗi nước đều có nhiều nhóm sắc tộc, trong nước này có dân gốc ở nước khác, biên giới các nước không rõ ràng. Nhưng lãnh đạo các quốc gia châu Phi chấp nhận sống với tình trạng mập mờ đó. Vì nếu đòi thay đổi thì sẽ gây chiến tranh đẫm máu không biết bao giờ ngưng. Họ đồng ý hãy tuân thủ luật pháp quốc tế mà Liên Hiệp Quốc lo bảo vệ: Không nước nào được xâm phạm chủ quyền của bất cứ nước nào khác. Ông Kimani nói, như trực tiếp nhắn cho Putin nghe: “Thay vì quay lại nhìn tiếc nuối quá khứ, rất nguy hiểm, chúng tôi chọn hướng về tương lai.”

Quân Nga sẽ đè bẹp quân đội Ukraine. Putin có thể giết các nhà lãnh đạo nước Ukraine hoặc đuổi họ chạy ra nước ngoài. Nhưng 200,000 quân chiếm đóng, dù đủ thứ vũ khí tối tân, cũng không thể nào chế ngự được tinh thần kháng cự của 43 triệu dân Ukraine quyết bảo vệ tổ quốc. Những tử sĩ Ukraine đầu tiên là 13 lính biên phòng trên “Đảo Con Rắn” trong Hắc Hải, gần thành phố Odessa. Khi chiến hạm Nga đến dùng loa phóng thanh kêu gọi họ đầu hàng, nếu không sẽ chết, tất cả quyết chiến dù biết sẽ không có cứu viện, một thanh niên 23 tuổi còn chửi thề đáp lại. Dân Ukraine, kể cả nhiều người gốc Nga, đã lãnh súng, đạn của chính phủ đem về nhà chờ ngày bắn tỉa lính Nga. Họ được huấn luyện cách làm bom xăng, trên đài truyền hình, để chống xe thiết giáp. Dân Ukraine quyết dạy Putin thấm thía lại bài học Afghanistan.

Thế giới không thể cứu Ukraine thoát nạn xâm lăng, nhưng các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ làm suy yếu nước Nga trong thời gian sắp tới. Putin đã chuẩn bị từ năm 2014 để chịu đựng các đòn kinh tế. Nhưng chiến tranh kinh tế không bao giờ mang lại kết quả tức khắc mà phải chờ một thời gian. Các ngân hàng Nga sẽ bị cắt khỏi hệ thống tài chánh toàn cầu. Kỹ nghệ tin học của Nga sẽ đình trệ vì không thể nhập cảng các thiết bị, các bộ phận hư hỏng, các nhu liệu áp dụng mới. Trong thời chiến tranh lạnh trước, Liên Xô cũng bị bao vây kinh tế và kỹ thuật như vậy, công nghiệp càng ngày càng lạc hậu, cho tới khi sụp đổ từ bên trong. Nhưng trước đây nửa thế kỷ, Nga sống cô lập nên suy sụp chậm hơn. Ngày nay, công nghiệp nước Nga, kể cả các ngành quốc phòng, đang dùng cả những sản phẩm của Intel, của Samsung, vân vân. Khi các nguồn tiếp liệu bị ngăn chặn, chỉ trong vòng 3 năm, 5 năm những máy móc cũ lỗi thời, các bộ phận hư không được thay thế, hậu quả sẽ trông thấy.

Những đòn cấm vận kinh tế áp dụng từ năm 2014, khi Putin xâm chiếm Crimea còn rất nhẹ. Nhìn bên ngoài tưởng như là không gây được hậu quả nào. Nhưng Tổng Sản Lượng Nội Địa của Nga đã giảm từ $2.2 ngàn tỷ mỹ kim năm 2013 xuống chỉ còn $1.66 ngàn tỷ năm 2019, theo Ngân hàng Thế giới. Lợi tức bình quân mỗi gia đình hiện nay tụt giảm thấp hơn năm 2014. Năm 2013 lợi tức theo đầu người ở Nga cao gấp đôi dân Trung Quốc, bây giờ xuống thấp hơn.

Trước khi đánh Ukraine, ông Putin đã cẩn thận báo trước Nga vẫn tiếp tục cung cấp dầu, khí đốt cho Âu châu. Ông không cần nói, ai cũng biết. Vì hơn 60% dầu lửa của Nga bán qua Âu châu, chỉ có 30% bán cho Trung Quốc. Không bán dầu lửa thì mỗi ngày Nga mất $200 triệu đô la! Ngay trong thời Chiến tranh Lạnh trước, Liên Xô cũng vẫn bán dầu, khí qua Âu châu!

Chủ đích của Vladimir Putin là ngăn chặn làn sóng tự do dân chủ. Người Ukraine mới chứng kiến đồng bào của họ sống trong những nước “Cộng Hòa Nhân Dân” ly khai nghèo hơn trước mà lại mất hết tự do. Họ cũng trông thấy dân các nước Ba Lan, Bulgaria, và ngay một nước nhỏ xíu như Latvia sống sung túc hơn mình. Các nước đó đều gia nhập NATO sau khi thoát nạn cộng sản. Nếu Ukraine tiếp tục xây dựng tự do dân chủ và vào NATO, Putin lo có ngày dân chúng Nga cũng biết so sánh và sẽ đòi được sống tự do hơn.

Để bảo vệ độc quyền cai trị nước Nga, Putin liên kết với các chế độ độc tài khác, Tập Cận Bình, Kim Jong Un, cả các tướng lãnh quân phiệt Myanmar, cùng đối đầu với các nước tự do dân chủ. Dù ông có thể chiếm được Ukraine, biến thành một nước chư hầu, thì nỗi khát khao dân chủ tự do của dân các nước Âu châu, kể cả dân Nga, cũng không thể nào dập tắt được. Putin sẽ thất bại.
Ngô Nhân Dụng

TẠI SAO UKRAINE LẠI QUAN TRỌNG?

Bạn có biết vì sao lúc nào Nga cũng muốn thôn tính Ukraina?

Đó là bởi vì:

��Ukraina là quốc gia lớn thứ hai theo diện tích ở Châu Âu theo diện tích và có dân số trên 40 triệu - nhiều hơn Ba Lan.

��Đứng thứ nhất ở Châu Âu về trữ lượng quặng uranium có thể phục hồi được

��Đứng thứ 2 Châu Âu và đứng thứ 10 thế giới về trữ lượng quặng titan

��Đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng quặng mangan đã thăm dò (2,3 tỷ tấn, chiếm 12% trữ lượng thế giới)

��Đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng quặng sắt (30 tỷ tấn)

��Đứng thứ 2 Châu Âu về trữ lượng quặng thủy ngân

��Vị trí thứ 3 châu Âu (vị trí thứ 13 thế giới) về trữ lượng khí đá phiến (22 nghìn tỷ mét khối)

��Thứ 4 thế giới về tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên

��Vị trí thứ 7 thế giới về trữ lượng than (33,9 tỷ tấn)Ukraine là một quốc gia nông nghiệp quan trọng

��Đứng đầu Châu Âu về diện tích đất canh tác;Đứng thứ 3 thế giới về diện tích đất đen (25% thể tích thế giới)

��Đứng thứ nhất thế giới về xuất cảng hướng dương và dầu hướng dương

��Đứng thứ 2 thế giới về sản xuất đại mạch và đứng thứ 4 về xuất khẩu đại mạch

��Sản xuất lớn thứ 3 và xuất cảng ngô lớn thứ 4 thế giới

��Sản xuất khoai tây lớn thứ 4 trên thế giới

��Nhà sản xuất lúa mạch đen lớn thứ 5 trên thế giới

��Đứng thứ 5 thế giới về sản lượng mật ong (75.000 tấn)

��Vị trí thứ 8 thế giới về xuất cảng lúa mì

��Đứng thứ 9 thế giới về sản lượng trứng gà

��Vị trí thứ 16 thế giới về xuất khẩu pho mát (cheese).

��Ukraine có thể đáp ứng nhu cầu lương thực cho 600 triệu người.

⚔️

Ngoài ra Ukraine là một quốc gia kỹ nghệ phát triển quan trọng

��Đứng đầu Châu Âu về sản xuất amoniac

��Hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên lớn thứ 2 của Châu Âu và thứ 4 thế giới

��Lớn thứ 3 ở Châu Âu và lớn thứ 8 thế giới về công suất lắp đặt của các nhà máy điện hạt nhân

��Đứng thứ 3 Châu Âu và thứ 11 thế giới về chiều dài mạng lưới đường sắt (21.700 km)

��Đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Pháp) về sản xuất máy định vị và thiết bị định vị

��Nước xuất cảng sắt lớn thứ 3 thế giới. Nước xuất cảng tua bin cho nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 4 trên thế giới

��Nhà sản xuất bệ phóng hoả tiễn lớn thứ 4 thế giới

��Vị trí thứ 4 thế giới về xuất cảng đất sét. Vị trí thứ 4 thế giới về xuất cảng titan

��Vị trí thứ 8 thế giới về xuất cảng quặng và tinh quặng

��Đứng thứ 9 thế giới về xuất cảng các sản phẩm công nghiệp quốc phòng


��Nhà sản xuất thép lớn thứ 10 thế giới (32,4 triệu tấn).

Một Ukraine như vậy thử hỏi tại sao mà Nga không khát khao thèm muốn tài nguyên của Ukraina? Và một khi Ukraine lọt vào tay Putin thì cả thế giới sẽ phải lao đao khốn đốn vì Putin sẽ "muốn gì được đó" vì các nước sẽ phải lệ thuộc Nga về nhiều mặt.

Putin trong cơn tuyệt vọng

Một điều hy hữu trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, là chưa đầy một tuần, hay có lẽ chính xác hơn là chưa đầy 100 giờ đồng hồ, cuộc chiến do môt cường quốc quân sự (tôi xin không gọi là Nga là siêu cường quân sự nữa) phát động với một nước láng giềng nhỏ bé hơn nhiều lần, đã thấy được kết cục thảm bại nghiêng về phía quân xâm lăng.

 Dân Ukraine chọn "anh hề" làm Tổng Thống

Và trở thành vị TT Anh Hùng được người dân Ukraine và thế giới ngưỡng mộ.

  Dân Mỹ làm ngược lại chọn một TT làm "anh hề"

Tôi có thể khẳng định việc chiến thắng là không thể, khi Nga đã mất toàn bộ quán tính và động năng cho cuộc chiến. Trong khi đó, toàn bộ phần phía Tây của Ukraine vẫn hoàn toàn tự do. Và đây là phần trực tiếp kết nối với lãnh thổ các nước láng giềng thân thiện. Họ đã mở toang biên giới để người tỵ nạn Ukraine di chuyển sang như không hề có đường biên giới. Đồng thời, theo chiều ngược lại, vũ khí của các nước NATO và Mỹ đi qua biên giới để vào Ukraine, với số lượng sẽ không còn giới hạn nào nữa. Điều này cho thấy hai đặc điểm quan trọng lúc này của cuộc chiến:

 

 Natasha nữ phi công chiến đấu anh hùng tử trận


1. Ukraine có một hậu phương coi như vô hạn về phía Tây, trong khi đó, phía Đông chỉ đóng vai trò như mặt trận, mà quân Nga còn chưa làm chủ được.

 

Vitaly Shakun kích hoạt bom giật sập cầu ngăn chận đòan xe tăng Nga xâm lược

Chiến binh vệ quốc anh hùng tử trận 

 2. Ukraine giờ đây không khác gì một nước quasi-NATO rồi. Tức là một nửa đã là NATO. Chỉ có người lính là người Ukraine (những người thiện chiến nhất Châu Âu), còn toàn bộ khí tài và nguồn lực cho cuộc chiến đã đồng nhất với NATO, chưa kể tới toàn bộ thế giới văn minh.
Với lý do này, Nga sẽ không còn cơ hội chiến thắng. Cứ thêm một ngày giao tranh, với chiến thuật như hiện nay, Nga sẽ mất thêm khoảng 1.000 quân và vô số khí tài quân sự. Đây là thiệt hại mà không một cường quốc hay siêu cường nào có thể chấp nhận được quá một tuần liên tục. Mà nếu chấp nhận được thì đó là sự lựa chọn hoàn toàn mất lý trí. Mà kẻ mất lý trí thì làm sao có cơ hội chiến thắng một đối thủ có lý trí?

Nữ quân nhân Ukraine - Giặc Putin đến nhà - Đàn bà xung trận

Vấn đề của Putin bây giờ là làm sao rút được quân khỏi Ukraine, và làm sao GIẢM THIỂU thiệt hại về người và của mà thôi.

Trong cơn tuyệt vọng, Putin ra lệnh chuẩn bị sử dụng vũ khí nguyên tử. Đó thực sự là mất lý trí. Thứ nhất, cuộc chiến của Putin phát động tưng bừng ban đầu là với lý do lật đổ chính quyền “không được lòng dân”. Thế thì nhẽ ra nhân dân phải đồng lòng với Putin để lật đổ chính quyền. Cớ gì bây giờ lại phải dùng bom nguyên tử, để thảm sát nhân dân mà chưa chắc đã tiêu diệt được chính quyền đó.

  Đệ nhất phu nhân Ukraine theo chồng hành quân

 Thứ hai, vũ khí hạt nhân theo quy định quốc tế là chỉ dùng để tự vệ, chứ không phải dùng để tấn công. Giả sử Putin có ngông cuồng phá vỡ quy ước này – ừ thì cũng không sao nếu muốn – thì phải đem sử dụng với những cường quốc hoặc siêu cường đối chọi chứ. Ai lại bây giờ cuồng loạn đem sử dụng với một nước nhỏ, hết sức gần gũi về lịch sử, mà lại đang được Putin “giải phóng” theo đúng như lời Putin nói.

  Nữ văn sỹ Tsvila anh hùng tử trận

Thôi thì nói một đằng làm một nẻo, vứt các cam kết quá khứ vào sọt rác, lừa dối nhân dân, vi phạm luật pháp quốc tế v.v… là chuyện mà chính trị gia khát máu hay cuồng điên với cuồng lực nào cũng có thể làm. Nhưng làm một cách không còn lý trí, tức là bản thân mình đã tự mất kiểm soát về ý thức, thì cá nhân ấy làm sao còn tồn tại được nữa? Nói gì đến đánh giá đúng hay sai, đạo đức hay vô đạo đức.

Người dân Ukraine tham gia sản xuất bom xăng chiến đấu vệ quốc

Thêm một lựa chọn mang tính tuyệt vọng nữa, là Putin muốn lôi kéo Belarus vào cuộc chiến với Ukraine. Một nước Nga hùng hậu về dân số và quân sự đến như vậy, và nước Belarus thì cho đến giờ có khác gì một tỉnh của Nga đâu, bảo gì nghe nấy, thì giờ đây muốn họ tuyên chiến với Ukraine thì được ích gì trên chiến trường? Có thay đổi được gì đâu nếu trên thực tế Belarus vẫn là một lãnh thổ mà Putin tùy nghi sử dụng cho các hoạt động quân sự của ông ta?

 Dân Đức biểu tình ủng hộ Ukraine

Lợi ích như vậy không khác là bao. Nhưng chi phí thì lại to lớn vô cùng. Đơn giản là nếu Tổng thống Lukashenko của Belarus, cái anh chàng to béo làm con bù nhìn cho Putin, đồng ý tuyên chiến với Ukraine, chính người dân Belarus có thể phẫn nộ mất hết giới hạn mà lật đổ ông ta. Vì bản chất ở cấp độ nhân dân, người dân Belarus, người Ukraine, người Nga, đều hòa bình, thân thiện, yêu quý nhau từ bao đời nay. Giờ đây lại đẩy họ đến đường tiêu diệt nhau, thì làm sao họ nhẫn nhịn mãi được.

Dân Bỉ ủng hộ Ukraine

Với kịch bản này, Putin có thể gặp rủi ro là mất luôn cả Belarus. Như những gì đã diễn ra vào năm 2014 ở Ukraine, khi vị tổng thống thân Nga bị người dân lật đổ (và xây dựng đất nước Ukraine mới cho tới hôm nay).
Một tính toán mà lợi ích không thêm được bao nhiêu, mà chi phí thì tăng lên đáng kể, thì không nên thực hiện. Nhưng vẫn cố thực hiện, thì không còn lý trí nữa.

 Dân Tiệp Khắc ủng hộ Ukraine

  Tóm lại, mọi hành động của Putin sau chưa đầy 100 giờ đồng hồ phát động cuộc chiến, cho thấy ông đã hoàn toàn tuyệt vọng và mất lý trí.
Bi kịch của những nhà độc tài hoặc bạo chúa là như vậy. Trong suốt lịch sử loài người từ khi có sử, từ Đông sang Tây, Nam chí Bắc, là tên bạo chúa đều chết một mình, vì chính sai lầm của mình. Lý do đơn giản là những người có thể nói chuyện được với họ về lý trí, luận bàn những việc đúng sai, để giúp cho tên bạo chúa một chút gì đó tốt đẹp hơn, đều đã bị hắn giết chết rồi.

 Nguyễn Đức Thành

 28/02/2022

 

Argentina ủng hộ Ukraine

  Irael ủng hộ Ukraine

Time Square USA ủng hộ Ukraine

  Melburne Úc thắp sáng mầu cờ Ukraine

Eiffel Paris Pháp thắp sáng mầu cờ Ukraine

Rome Ý thắp sáng mầu cờ Ukraine

 Thụỵ Sĩ, Thuỵ Điển lâu nay trung lập nay ủng hộ Ukraine

 Phần lớn các quốc gia Âu Châu đồng ý gửi khí tài quân sự ủng hộ Ukraine. 

 Pháp xung phong 800 binh sĩ + Hungary 200 binh sĩ áp tải khí tài qua Kiev Ukraine

 Phần lớn các quốc gia Âu Châu sẽ đồng ý cho bất cứ công dân nào tình nguyện sang Ukraine chiến đấu kể cả thành phần "lính đánh thuê" có sẵn tại Âu Châu

 Hằng ngày những xe bus chở phụ nữ trẻ em đi tạm thời tỵ nạn, thì khi quay về Ukraine lại chở bất cứ ai muốn vào Ukraine chiến đấu

TT Ukraine Zelensky ân xá cho tất cả các tù nhân tình nguyện tham gia cuộc chiến vệ quốc

Ukraine: người người chiến đấu, nhà nhà chiến đấu vệ quốc

Bạn bè khắp năm châu ủng hộ, Âu Châu tự nhận là hậu phương cho khí tài và lương thực yểm trợ Ukraine

Ukraine vệ quốc hào hùng rực sáng chính nghĩa như ánh hào quang

Putin trở thành kẻ tội đồ thế kỷ biến nước Nga thành kẻ xâm lăng ô nhục