Tuesday, September 10, 2013

Bà Mẹ Ô Lý / Mỹ Linh


 Một sớm lên đường
Mẹ ra sau vườn
Hỏi thăm trái bí
Trên giàn còn xanh

Một sớm bên hè
Vườn sau vắng vẻ
Này thôi bí nhé
Lên đường cùng me

Bí nằm bí ngủ đường xa
Trên vai mẹ già
Bao nhiêu vốn liếng
Nhớ tới một đời đã xới vun
Hôm nay bỏ vườn với xóm thôn
Chân mẹ già sao run quá
Qua xương trắng với máu hồng

Một sớm đã về
Dừng chân phố thị
Mẹ ôm trái bí
Mắt còn ngẩn ngơ

Ðường vắng bên lề
Một thân rất nhỏ
Mẹ mang trái bí
Ði về chợ xa

Mẹ nhớ mái nhà
Hàng cau sau hè
Còn riêng trái bí
Nhớ giàn đầy hoa 




Chia tay cholesterol , đường huyết , chất béo và triglyceride


Chào các bạn,
Dành cho
những người tin tưởng một loại thuốc thay thế.
 
Tuy nhiên , Không có hại bởi vì nó là thực vật để ăn với giá rẻ nhất trên khắp thế giới.

 
Một bí mật được tiết lộ ...

 Cách đây vài năm, tôi lấy làm ấn tượng trong cuộc thử nghiệm máu bởi
cựu giáo sư của tôi.   Năm thành phần quan trọng trong máu  là chất urê , cholesterol, đường trong máu, chất béo và triglyceride vượt xa mức độ cho phép.  Có nhiều người trong những trường hợp quá mức cho phép này đã chết hoặc, nếu còn sống thì đó chỉ một sự ương ngạnh bướng bỉnh.  Sau đó vị giáo cho tôi thấy tên của những bệnh nhân cho đến khi tên một bệnh nhân nằm dưới bàn tay của ông lộ ra. Bệnh nhân ấy chính là ông!

 
Tôi lặng người chết điếng! hỏi " Nhưng bằng cách nàoông đã làm gì ? " .
Ông cười giới thiệu tôi một bản phân tích: " . Bây giờ, nhìn đây, so sánh các thông số và ngày ghi của nó.  Tôi đã làm như vậy. "

Các thông số rõ ràng nằm trong phạm vi cho phép, máu là hoàn hảo , hoàn mỹ, nhưng càng ngạc nhiên khi tôi xem ngày tháng, chỉ cách nhau một tháng (của cùng một người)


Tôi hỏi : "Có thể nào như vậy?  Điều này có nghĩa là một phép lạ ! "
Một cách từ tốn, ông nói rằng phép lạ là do bác sĩ, người đã đề nghị điều trị theo cách của một người bạn bác sĩ khác.  Điều trị này đã được sử dụng bởi chính bản thân mình, nhiều lần, với kết quả mỹ mãn .
Tôi đề nghị bạn thử nghiệm.  Khoảng một năm, một lần xét nghiệm máu, và nếu hiện trạng trong máu quá mức quy định, lập tức trở lại áp dụng phương pháp này.
Đây là “bật mí”:  mỗi tuần, mua rợ tại chợ phiên, siêu thị (trong vòng 4 tuần).  Không phải là bí ngô squash  http://www.foodsubs.com/Photos/squash-yellowcrookneck.jpg và bí ngô khá lớn thường được sử dụng để làm kẹo bánh.  Hàng ngày , gọt vỏ 100 gram bí đỏ (chưa nấu, như trong hình ở phần cuối tiếng Anh), bỏ vào trong máy xay sinh tố, cùng với nước thường và trộn đều , làm thành sinh tố  bí ngô (không có đường).
Uống ly sinh tố này 15-20 phút trước khi ăn sáng. Làm như vậy trong vòng một tháng, mỗi khi máu của bạn cần phải được điều chỉnh.
Có thể kiểm soát kết quả, phân tích trước và sau khi điều trị với những bí ngô khác . Theo các bác sĩ, không có phương cách chỉ định, bởi vì chỉ
nó là một loại rau quả tự nhiên và nước.

Giáo viên, kỹ sư hóa học xuất sắc, nghiên cứu về các thành phần trong bí ngô kết luận, loại cholesterol có hại và nguy hiểm là loại cholesterol loảng – LDL (Low-density lipoprotein). Trong tuần đầu tiên, trong nước tiểu có một số lượng lớn cholesterol loảng được thải ra, kết quả, bí rợ đã chùi sạch động mạch, bao gồm cả não , do đó trí nhớ của con người tăng lên ..
Không nên giữ bí mật của bí rợ ... Hãy phổ biến rộng rãi!


Xin tham khảo thêm phần tiếng Anh cho chính xác.

TTD.


 


That's miraculous! Thank you for sharing, Jason.



Subject: Goodbye cholesterol, blood glucose, lipids and triglycerides

Hi All,

For those who believe in alternate medicines.


However, No harm can be done because it is the cheapest Vegetable eaten all around the world
 
 A secret revealed ...

 Some years ago, a former professor of mine showed me a blood test, what I saw impressed me.
The five key blood parameters, ie urea, cholesterol, blood glucose, lipids and triglycerides had values which far exceeded permitted levels. Commented that the person with those in dices should already be dead or, if alive, this would be just out of stubbornness. The teacher then showed the name of the patient who until then had been hidden by his hand. The patient was himself!

 I was dumbfounded! And I said: "But how? And what did you do?".
With a smile he introduced me to another sheet analysis, saying: "Now, look at this, compare the values of the parameters and see the dates."
That's what I did. The parameter values were clearly within the recommended range, the blood was perfect, flawless, but the surprise increased when I looked dates, the difference was only a month (between the two analysis of the same person)!


I asked: "How could it? This is literally a miracle!"
Calmly, he replied that the miracle was due to her doctor, who suggested treatment obtained from another doctor friend. This treatment has been used by myself, several times, with impressive results.
Approximately once a year, do analysis of my blood, and if either is present tendency to breakdown, return immediately to repeat this process. I suggest that you try.
Here's the SECRET: weekly for 4 weeks, buy at the fair or supermarket, pumpkin pieces. Should not be the pumpkin squash and pumpkin rather large, which is usually used to make candy. Daily, peel 100 grams of pumpkin, place the pieces in a blender (raw), along with water (WATER ONLY!), And mix well, making a vitamin pumpkin with water.
Take this vitamin fasting, 15-20 minutes before breakfast (breakfast / breakfast). Do this for a month, every time your blood needs to be corrected.
Can control the outcome, making analysis before and after treatment with other pumpkin. According to the doctor, there is no contraindication, because it is just a natural vegetable and water (do not use sugar!).


The teacher, excellent chemical engineer, studied the pumpkin to know which of the active ingredients it contains and concluded, at least partially, that it is present in a solvent of low molecular weight cholesterol: cholesterol more harmful and dangerous - LDL. During the first week, urine has a large amount of LDL (low molecular weight), which results in cleaning of arteries, including the brain, thereby increasing the person's memory ..
PUMPKIN ... Do not make it a secret ... SPREAD! -              
https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/970228_482508168508759_1152150399_n.jpg





Công dụng của bí đao trong ăn uống và trị bệnh

Bí đao hay bí  xanh (tên khoa học là Benincasa hispada) là loài thực vật thuộc họ Bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu lên như một loại rau. Bản địa của bí đao là vùng Đông Nam Á nhưng nay phổ biến trồng khắp từ Nam Á sang Đông Á

Cây bí đao cần sức nóng mới mọc nhưng trái của nó thì chịu được nhiệt độ thấp, có thể để qua mùa đông mà không hư mặc dù dây bí đao chỉ mọc năm một, đến đông thì tàn. Lá bí đao xòe, hình bầu có lông giáp, bề ngang 10-20 cm. Hoa bí đao sắc vàng, mọc đơn.


Khi còn non, trái bí đao màu xanh lục có lông tơ. Với thời gian trái ngả màu nhạt dần, lốm đốm "sao" trắng và thêm lớp phấn như sáp. Trái bí đao già có thể dài đến 2 m, hình trụ, trong có nhiều hạt dáng dẹp. Bí đao thường trồng bằng giàn nhưng cũng có thể để bò trên mặt đất như dưa.

Trong trái bí đao có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học quý. Trong 100g thịt trái bí đao có: protein O,4g, các chất đường bột 2,4g, canxi 19mg, phôtpho 12mg, sắt 0,3mg, carôten 0,01mg, vitamin B1 0,01 mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,3mg, vitamin C 16mg và nhiêu hoạt chất sinh học khác

 

Chế biến món ăn từ trái bí đao

 

Vào mùa chay, bí đao thường được nấu với nấm rơm, tàu hủ, khi nấu xong cho vào một ít ngò gai xắt mịn, dầu phi với củ kiệu cho vàng, là chúng ta đã có món canh chay thơm ngon rồi...

 

Ở những hội thi về những món ăn chay, trái bí đao được chế biến thành nhiều món ăn từ sự sáng tạo, ngoài ra nó cũng được cắt tỉa thành những tác phẩm vô cùng đặc sắc, tạo nên bức tranh nghệ thuật độc đáo, như: tác phẩm rồng bay phụng múa, hay loan phượng giao duyên... Rồi cũng có thể tỉa thành những đóa hồng, hấp hơi chín, ghim vào khoanh bí, đặt lên thố canh mới thực hiện xong, cho ít lá ngò được tải ra cho giống lá bèo, để món ăn thêm phần sinh động.

 

Ngoài ra món “hỉ lạc” cũng không kém phần hấp dẫn, đó là lựa mua mì căn, cắt khoanh tròn, ướp với gia vị, cho thêm chút xíu sa tế, phi dầu cho thơm rồi để mì căn vào xào chín. Sau cùng cắt khoanh bí đao, khoét bỏ phần ruột, sao cho vừa với khoanh mì căn, ráp hai phần này vào, hấp chín, món ăn này có vị hơi lạt, khi hấp cho thêm ngò và cần tây...

 

Nếu nói về món “Bí đao kho lạt” thì cũng rất dễ thực hiện, cứ phi dầu cho thơm, rồi cho vào nước tương ngon, một ít nước chín, muối, tiêu, đường, bột ngọt, cọng ngò, cần tàu, sau đó mới cho tàu hủ chiên cắt miếng, củ cải trắng, nấm rơm, cà chua, sau cùng là bí đao xắt miếng lớn, đợi sôi, cho thêm ngò gai, rồi tắt lửa là ta đã có món ăn chay ngày đó rồi.Còn món “gỏi bí đao” bạn cũng nên thực hiện thử, bí đao được xắt thành cọng, rửa sạch, để ráo, chần sơ với nước sôi có ít muối, không chín quá, mì căn luộc chín xé sợi, tàu hủ ki chiên phồng, bẻ từng miếng nhỏ, nấm rơm luộc chín, đậu phộng (nếu có), muỗng canh hành dầu, chút chanh đường, rau thơm... Các thứ trộn đều nhau. Thế là xong!!!

 

Ngoài ra, ngày tết nó cũng là món mứt truyền thống, rồi trong bữa ăn hàng ngày cũng là một món canh khi nấu chung với thịt, tép, cá thát lát, vị ngọt tự nhiên của nó giúp ta có bữa cơm ngon khi món canh này đi kèm với cá hay thịt kho tiêu...

Đọt non, lá và ngọn bí đao cũng có thể hái dùng như rau.

Bí đao một vị thuốc



Đại bộ phận trái bí đao là nước và không có chất béo. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong bí đao hàm lượng natri rất thấp, nên có tác dụng trị liệu tốt đối với những bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành tim, bệnh tăng huyết áp, viêm thận, phù thũng...



Đặc biệt, bí đao còn là một vị thuốc với tên là "đông qua", đã được sử dụng từ rất lâu đời trong Đông y .. Tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh của bí đao đã được ghi lại trongThần Nông bản thảo kinh - bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y được viết ra từ đầu Thiên niên kỷ thứ nhất.



Toàn bộ cây bí đao ---thân, lá, quả, vỏ quả, hạt --- đều là những vị thuốc. Theo Đông y: thịt trái bí đao có vị ngọt, tính hơi lạnh, vào các kinh tỳ, vị, đại tràng và tiểu tràng, có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, dùng để chữa các chứng: phù thũng, ho suyễn, tiểu tiện nhỏ giọt, sốt nóng, tiểu đường... Hạt bí đao có vị ngọt, tính mát, vào kinh can; có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, tiêu thũng dùng để chữa các chứng: sưng phổi (phế ung), ho nóng nhiêu đờm (đờm nhiệt khái thấu), thủy thũng, cước khí, trĩ lở loét,... Vỏ trái bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, vào các kinh tỳ và phê; có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, dùng chữa chứng: ung thũng, thủy thũng, ỉa chảy... Lá bí đao dùng để chữa tiểu đường, sốt rét, tả lị, thũng độc... Dây bí đao (thân) vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hoạt lạc thông kinh, hòa khí huyết, trừ phong thấp...



Dưới đây là một số  áp dụng cụ thể



- Chữa đái không thông do bàng quang nhiệt, hoặc đái đục ra chất nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc, uống nhiều đái sẽ thông (theo Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh).

- Chữa phù thũng (cả mình mẩy và mặt đều phù): Bí đao, hành củ, nấu với cá chép ăn thì sẽ khỏi (Nam Dược Thần Hiệu)

Cũng có thể làm như sau: Vỏ bí đao tươi 30g (khô 10g) sắc đặc uống hàng ngày 2 - 3 lần. Uống nhiều cũng không có tác dụng phụ (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Chữa phù khi có thai: Bí đao và đậu đỏ lượng bằng nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối

- Chữa ung nhọt ở phổi hoặc đại tràng (phế ung, tràng ung): Hạt bí đao, bồ công ạnh, kim ngân hoa, ý dĩ (sống), lá diếp cá, mỗi thứ 40g rễ lau 20g; hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống (Tổ thực phổ hòa Trung thảo dược phương).

- Chữa chín mé đầu ngón tay sưng đau: Lấy lá bí đao giã nát, xào với giấm, đắp rịt vào chỗ đau, khô lại thay (kinh nghiệm dân gian).

- Trị cảm nắng, phiền khát: Lấy bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều lần sẽ đỡ (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Ho gà, viêm chi khí quản: Hạt bí đao 15g, trộn thêm ít đường phèncùng giã nát, chiêu nước sôi vào uống ngày 2 - 3 lần (Tố thực phổ hòa Trung tháo dược phương).

- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường - Khát uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều): Thịt trái  bí đao 30g, vỏ trái bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc uống (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Chữa hen suyễn: Lấy tr ái bí non (khi cuống hoa chưa rụng), đem bổ ra nhét đường phèn vào trong, cho vào nồi hấp chín (Sách Trung y bí nghiệm phương hối biên nói rằng ăn 4 - 5 quả sẽ khỏi; có thể thử dùng).

- Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt: Hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày sau bữa cơm, uống một thìa bột đó và chiêu bằng nước sôi (Tố thực phổ hòa Trung thảo dược phương).

- Thuốc làm đẹp da mặt: Bí đao 1 quả rượu 1500g, nước 1000g, mật ong 500g. Dùng dao tre cạo hết vỏ và cắt bí thành những miếng nhỏ; cho vào nồi đồng, cho rượu và nước vào đun đến khi bí nát nhừ; cho vào rá tre có lót vải lọc lấy nước cốt. Cho nước cốt vào nồi cô thành cao đặc, sau đó cho mật vào đun thêm vài phút. Khi nguội cho vào lọ nút kín, dùng dần. Hàng ngày dùng đũa tre lấy ra một chút, trộn đều với nước bọt, bôi lên mặt và lấy tay xoa đều.

Chú ý: Không cho thuốc tiếp xúc với đồ sắt, làm mất tác dụng (Tố thực phổ hòa Trung thảo dược phương).                                                                                                              --Trị trúng độc do ăn cá nóc, tôm và các loại cá khác: Lấy bí đao tươi giã nát, vắt lấy nước, uống thật nhiều (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Trị xụn lưng do lao động: vỏ bí đao đốt thành than tán bột uống với rượu. Mỗi lần 6g.

- Trị phạm phòng (Phòng sự quá độ gây ốm yếu mệt mỏi, suy nhược): vỏ bí đao sao vàng 12g, sắc uống. Ngày 3 lần.

- Trị các chứng ung thư

Phối hợp trong ung thư gan có báng: Bí đao 300g, canh sườn lợn 1000ml. Dầu ăn 60g, muối ăn 3g, rượu gạo 9g. BĐ bỏ vỏ, ruột, cắt miếng vuông xào, rồi cho canh sườn lợn nấu sôi nhỏ lửa 15’, thêm gia vị rượu nấu 3’. Ăn tất cả ngày 1 lần, liền một tuần.

Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật  Thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g. Nấm hương vụ đông 20g. Giăm bông 30g. Đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu vang 5g. Các thứ tẩm gia vị cho chín rồi tưới dầu lên.

Ung thư họng: Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho bí đao vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia 2 lần ăn hết trong ngày.

Ung thư trực tràng, kết tràng: đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư phổi: Đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cấp 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư tế bào nhung lông thượng bì, chửa trứng: Đông qua nhân 30g, xích tiểu đậu 30g, ngư tinh thảo 30g, bại tương thảo 15g, a giao 15g, tử thảo 10g, đương quy 20g, cam thảo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

No comments:

Post a Comment