CHUYỆN DI TẢN
Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng Tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài Gòn ra làm sao.
Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết!
Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…
Chuyện 1: Cuộc di tản kinh hoàng
Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu.
Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào.
Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !
Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ: Bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang.
Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình.
Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.
Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc: Bà già đó sợ gì mà phải đi di tản?
Con cháu bà đâu mà để bà đi một mình Rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao?
Còn cậu thanh niên đã làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu?… Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng Tư 1975…
Chuyện 2: Những bàn tay nhân ái
Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông.
Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá.
Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nhìn rõ nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh!
Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết…
Bà già đó chắc đã quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, vì bà mang theo một vật mà bà xem là quý giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà: Cái nón lá ! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả.
Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ? Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng.
Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương…
Chuyện 3: Quê hương xa rồi
Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quỵ xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm !
Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mắt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ.
Người mẹ – chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nhìn bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy – người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.
Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi.
Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…
Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.
Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió!
Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quỵ xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con.
Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….
Viết lại chuyện nầy, mặc dù đã hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm.
Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm!
Chuyện 4:Những cuộc chia tay xé lòng
Cũng trên bến tàu. Cầu thang đã được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn còn đầy người và cũng ồn ào.
Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và vì thấy tàu sắp rời bến nên càng quýnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được gì rõ rệt hết !
Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói gì đó.
Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác.
Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn.
Bỗng trên tàu thòng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vã cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên.
Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, tòn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nhìn xuống. Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói: «Đi, đi ! Đi, đi!». Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất!
Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang tòn ten trên kia… Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt!
Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi — ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…
Hình Ảnh Chiến Tranh Việt Nam Ngày 30-4-1975
The image of Viet Nam War on April 30, 1975
Ngày 21 - 4 - 1975, dân chúng Long Khánh chạy tránh cọng sản
On April 21, 1975, Long Khánh people fled avoiding communist
Ngày 21 - 4 - 1975, cộng sản vô tới Long Khánh
On April 21, 1975, Communist arrived Long Khánh
On April 21, 1975 Long Khánh felt
Everywhere - People run to avoid enemy communist.
A transport ship Vishipco carried number of refugees from central Vietnam when communist overflow in there.
Một chiếc thuyền tị nạn ở miền trung
A refugee boat in central
People fled from the enermies with only a pair of sandal or bare feet, some bags and a radio
Một gia đình dắt dìu nhau chạy giặc từ miền trung tránh đợt tấn cộng của cộng sản
A family helped each other fled from central to avoid the attack of communist
Gia đình và trẻ em chạy giặc từ miền trung vào nam trong ngày cuối tháng 4 năm 1975
Families and children run from the Central to the South in the last day of April 1975
Hai em bé lạc loài trong dòng người di tản
Two strayed little girls in line evacuees
Với chút hành trang còn lại người cha cõng đứa con chạy trốn cộng sản ở Trảng Bom ngày 23 - 4 -1975
With left over belonging the father carried his child fled communist in Trảng Bom on April 23, 1975,
Khắp nơi - Dân chạy tránh giặc cọng sản
Vũng Tàu Ngày 9 tháng 4 năm 1975
Everywhere - People fled communist
Vũng Tàu on April 9, 1975
Dân chúng chen chúc tìm lối thoát tại các bến tàu
People crowed to escape to the piers
Ngày 21 – 4 - 1975, người dân Sài Gòn lũ lượt kéo nhau chạy ra Vũng Tàu tị nạn
On April 21, 1975, flock of people in Sài Gòn went out Vũng Tàu to refugee
Vòng đai thành phố Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975 đã bị vây chặt bởi nhiều sư đoàn của cọng sản
Tại Sài Gòn
Ngày 24 - 4 - 1975. cọng sản đã ném bom vào Sài Gòn
Around the Sài Gòn City ring at the last day of April 1975 had been sealed off by man division of communist
At Sài Gòn
On April 24, 1975. The conist bombed into Sài Gòn
Lúc 3 giờ 30 Ngày 27 tháng 4 năm 1975, cộng sản pháo kích vào thành phố Sài Gòn
At 3:30pm April 27, 1975, communist fired rockets into Sài Gòn City
Ngày 28 - 4 - 1975, cộng sản tiếp tục pháo kích vào Sài Gòn
On April 28, 1975, communist continued firing rockets into Sài Gòn
Ngày 28 - 4 – 1975, Xác T-54 trên đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả
On April 18, 1975, the damaged T-54 tanks on the Trương Minh Giảng street, near Lăng Cha Cả
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, một chiếc trực thăng đáp trên sân thượng nhà 4 tầng của người dân trên đường Truơng Minh Ký
On April 29, 1975, a helicopter landed on the fourth floor terrace of a people on the street Truơng Minh Ký
Tại Bến Sông Bạch Đằng
Người dân Sài Gòn tìm đường thoát trên bến phà Thủ Thiêm trên bến sông Bạch Đằng
From Bạch Đằng River
People in Sài Gòn found the way to escape on Thủ Thiêm ferry on the Bạch Đằng River. (Hello Christine, at this port fourty years ago your mom along with her brother had fled communist to get out of Saigon Capital with her cousin family)
Ngày 28 - 4 - 1975, người dân leo qua hàng rào bến cảng để trốn thoát khỏi Sài gòn
On April 28, 1975, people in Saigon climb up the fence of the port to get out of Saigon.
Những cửa ngõ duy nhất có thể thoát ra khỏi Sài Gòn như Toà Đại Sứ Mỹ, khu DAO ở gần Air Vietnam và bến Bạch Đằng, thì lúc nào cũng đông nghẹt người chen chúc chờ đợi một cơ hội cuối cùng. Đa số là thành phần trong chính quyền cao cấp hoặc những người có liên hệ với Mỹ trước đây
There are some places people can left Saigon such as the United States embassy, DOD near to Air Vietnam office and Bạch Đằng Port, at these places, at all time there are a lot people who were waiting for a last chance to get out of capital. Most people in this crowd who are hight officer working for South Vietnam government or who work for American office.
Và những người sài Gòn đang liều mạng trèo lên các xà lan tại bến cảng Sài Gòn họ cố gắng trốn thoát khỏi cộng sản
And people who live in Saigon Capital didn't mind about their own lives. They climb the barges in Saigon harbor trying to escape from communist
Ngày 29 - 4 - 1975 (April 29, 1975)
Một bé trai đầu đội mũ lính, trên lưng cõng một đứa bé lạc loài trong đoàn người di tản
A young boy wears a soldier hat, carrying his young brother on his back stray in convoy.
Sài Gòn vào những ngày cuối tháng Tư năm 1975 như một cái chảo đặt trên lửa đang nóng dần lên và dân chúng như đàn kiến loi ngoi trong đó không lối thoát
Sài Gòn vào những ngày cuối tháng Tư năm 1975 như một cái chảo đặt trên lửa đang nóng dần lên và dân chúng như đàn kiến loi ngoi trong đó không lối thoát
Last days of April 1975, Saigon likes a hot pan on the stove and people likes a crowed ants were moving in there, and had no way to get out.
SO SAD.
ReplyDeleteWhen his time comes and it can't be to soon, John Kerry will be held to account for a those who died trying to escape the communist horror.
ReplyDelete