Wednesday, August 18, 2021

Nỗi ân hận của người phá tượng Phật khổng lồ




 Các bức tượng Phật ở Bamiyan trước và sau khi bị Taliban đặt thuốc nổ phá hủy
 
Mirza
Hussain mới 26 tuổi khi các chỉ huy Taliban ở Afghanistan ra lệnh
cho anh cài thuốc nổ lên các bức tượng Phật khổng lồ nổi
tiếng nằm ở tỉnh Bamiyan, quê hương anh.
2
bức tượng cổ được tạc vào đá sa thạch, từng là tượng Phật
cao nhất thế giới. Tuy nhiên chúng đã bị hủy diệt trong vụ phá
hoại do Taliban thực hiện, khiến cả thế giới bị sốc. Đồng
thời sự kiện đã đặt tiền lệ để lực lượng Nhà nước Hồi giáo
(IS) tự xưng không ngại tàn phá các di sản văn hóa quý giá
của Iraq.
 
Gài thuốc nổ và nghĩ tới cái chết
Rất
nhiều điều đã xảy ra ở Afghanistan trong 14 năm kể từ khi các
bức tượng Phật bị phá hủy hồi năm 2001. Nhưng với Mirza Hussain,
chuyện vẫn như mới xảy ra ngày hôm qua. "Đầu tiên Taliban dùng
xe tăng, pháo bắn vào các tượng Phật" - anh kể - "Nhưng khi không
thấy hiệu quả, chúng đã lên kế hoạch cài thuốc nổ để phá
hủy tượng".
Hussain,
giống nhiều người ở Bamiyan, theo Hồi giáo Shiite nên bị các
tay súng Taliban theo Hồi giáo Sunni xem là kẻ thù. Sau khi
Taliban giành quyền kiểm soát tỉnh này vào tháng 5/1999, người
dân địa phương hoặc bỏ chạy, hoặc bị bắt giam.

"Tôi
nằm trong số 25 người bị giam giữ" - Hussain nói - "Trong thành
phố (Bamiyan (thủ phủ tỉnh Bamiyan) khi ấy chẳng còn dân thường
nào, chỉ toàn thành viên Taliban. Chúng tôi là các tù nhân và
bị đối xử như những kẻ hạ đẳng, có thể bị vứt bỏ bất kỳ
lúc nào".
Hussain
cùng các tù nhân bị Taliban ép phải cài thuốc nổ vào 2 bức
tượng Phật. Anh kể rằng Taliban đã mang tới hàng xe tải thuốc
nổ. Tiếp đó các tù nhân phải cõng, vác hoặc gánh thuốc nổ
tới các bức tượng.  
Hussain
cho biết anh và các tù nhân khác đều chuẩn bị cho tình huống
có thể chết bất kỳ lúc nào, hoặc trong vụ nổ phá tượng,
hoặc dưới tay của Taliban. "Có lần tôi chứng kiến một người
trong nhóm bị thương ở chân và không thể gánh thuốc nổ được
nữa" - anh nói - "Taliban liền bắn chết ông ấy tại chỗ và giao
thi thể cho tù nhân khác đem đi vứt bỏ".
Theo
lời kể của Hussain, anh và các tù nhân mất 3 ngày để gài
thuốc nổ vào các bức tượng. Tiếp đó cả nhóm phải rải dây
tới một thánh đường gần đấy. Các tay súng Taliban đã giật kíp
nổ trong tiếng hô "Allah Akbar" (Thượng đế vĩ đại nhất) vang
dội.
"Khi
tiếng nổ lớn vang lên, khu vực trước tượng Phật đầy khói,
lửa. Không khí sực lên mùi thuốc súng cháy" - Hussain kể lại.
Các thủ lĩnh Taliban tin rằng họ không chỉ phá hủy 2 bức tượng
mà còn làm sập cả vách núi chứa tượng. Thực tế vụ nổ chỉ
thổi bay đôi chân của bức tượng Phật lớn hơn.

Mirza Hussain chưa từng hết hối hận, dù anh bị ép tham gia phá tượng Phật khổng lồ

Hối tiếc dù không được lựa chọn





Bất
chấp thất bại ban đầu này và sự lên án của cộng đồng quốc
tế, Taliban vẫn tiếp tục công việc. Hussain nói rằng Taliban đã
mang thêm nhiều thuốc nổ tới. Anh đã phải khoan và nhồi các
bánh thuốc nổ dẻo vào trong những bức tượng khổng lồ.
"Từ
sau đó, họ tiến hành 2-3 vụ nổ mỗi ngày để phá hủy hoàn
toàn các tượng Phật" - anh cho biết - "Chúng tôi đã phải khoan,
đào nhiều lỗ vào tượng để đặt thuốc nổ. Do không có công cụ
phù hợp, chúng tôi phải lao động vất vả trong 25 ngày mới
xong".
Trong
quá trình lao động, Hussain và các tù nhân chỉ được cho ăn với
những mẩu bánh mỳ và phần cơm nhỏ. Anh cũng chỉ được mặc
một bộ quần áo duy nhất và đắp một tấm chăn mỏng dính trong
thời tiết lạnh cóng về đêm. Anh kể rằng khi các bức tượng bị
phá hủy xong, Taliban đã ăn mừng "hoành tráng": "Họ nổ súng lên
trời, nhảy múa và mang 9 con bò tới giết để tế lễ".
Hussain
giờ hành nghề chữa xe đạp ở Bamiyan. Anh lấy lại được cảm
giác an toàn và đang hy vọng chính quyền cùng các nhà hảo tâm
nước ngoài sẽ phục chế các bức tượng Phật.
Anh
cho biết rằng bản thân chưa bao giờ thoát khỏi cảm giác ân hận
vì đã tham gia phá tượng. "Lúc nào tôi cũng thấy hối tiếc vì
hành động của mình" - anh nói - "Nhưng tôi không thể kháng cự
được. Tôi không có sự lựa chọn nào khác vì họ có thể giết
tôi".
Mong
ước của Hussain, rằng bức tượng sẽ được phục chế, sẽ khó có
khả năng thành hiện thực, ít nhất là trong tương lai gần. Cuộc
tranh cãi về việc có nên phục chế ít nhất một bức tượng
khổng lồ, hay cứ để nguyên trạng để nhắc nhở người ta nhớ về
tội ác của Taliban với văn hóa, tín ngưỡng, đã kéo dài suốt
nhiều năm qua.
Với
những người như Hussain, việc phục chế và bảo tồn di sản cổ
đại này không chỉ liên quan tới vấn đề bản sắc văn hóa của khu
vực. Các bức tượng, nếu trở về nguyên trạng, sẽ giúp hút
khách du lịch và mang tới tương lai ổn định hơn cho anh cùng
người dân trong vùng.
Những di sản văn hóa giá trị

Các
tượng Phật ở Bamiyan được cho là đã ra đời từ thế kỷ thứ 6,
khi nơi này còn là một địa điểm linh thiêng của Phật giáo. Năm
629 sau Công nguyên, lữ khách Xuanzang của Trung Quốc mô tả Bamiyan
là một trung tâm phát triển sầm uất, với hàng vạn nhà sư sinh
sống tại đây.

2 bức tượng Phật khổng lồ ở Bamiyan cao
lần lượt 55 và 37 mét, được tạc sâu vào một vách núi. Chúng
bị Taliban hủy diệt vào tháng 3/2011.

Tường Linh (Theo BBC)
Thể thao & Văn hóa







No comments:

Post a Comment