Trong tháng Mười Hai 2001, một toán quân
nhỏ lực lượng Hành Quân Đặc Biệt Hoa Kỳ đã dồn ông Trùm nhóm khủng bố Al-Qaeda,
Osama bin Laden vào khu vực Tora Bora, nhưng ông ta băng qua biên giới vào
Pakistan không ai hay biết. Bài viết này về chính sách của tòa Bạch Ốc đã tạo
cho ông ta cơ hội để trốn thoát.
Ngày 7 tháng Mười năm 2001, chiến đấu cơ
Hoa Kỳ bắt đầu thả bom, bắn phá các căn cứ huấn luyện, nơi đóng quân của quân
khủng bố Al-Qaeda, và nhóm Taliban (Hồi giáo qúa khích) đang cai trị
Afghanistan. Các lãnh tụ của họ (Al-Qaeda, Taliban), đã đưa những tay giết người
sang (xâm nhập) Hoa Kỳ để phá xập Trung Tâm Thương Mại (World Trade Center) và
Ngũ Giác Đài (Bộ Quốc Phòng / bộ TTM Quân Đội Hoa Kỳ), chưa đầy một tháng trước
đó. Bây giờ đến phiên quân khủng bố và những kẻ chứa chấp quân khủng bố phải bỏ
chạy cho mạng sống của chính mình. Theo lời phát biểu của Tổng Thống Bush, Hoa
Kỳ ước muốn tóm cổ Osama bin Laden “sống hay chết” có vẻ sắp thành sự thật.
Ba tháng sau, dân chúng và cấp chỉ huy
quân đội Hoa Kỳ chào mừng thành qủa mà họ cho là một chiến thắng to lớn, trong
việc đưa Hamid Karzai lên làm lãnh tụ mới ở Afghanistan. Trận chiến Afghanistan
được xem như một chiến dịch êm xuôi với một mục đích duy nhất: đánh bại chính
quyền Taliban đang cai trị Afghanistan với bàn tay thép, và tiêu diệt nhóm khủng
bố Al-Qaeda bằng cách giết chết hoặc bắt sống lãnh tụ Osama bin Laden và các cấp
chỉ huy quan trọng trong hàng ngũ Al-Qaeda. Một sự kết hợp đặc biệt giữa Không
Quân, cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA, các toán biệt kích trong Hành Quân Đặc
Biệt, và quân đồng minh người điạ phương (Afghanistan) đã đánh bại nhóm Taliban
ra khỏi chính quyền, và truy kích nhóm khủng bố Al-Qaeda ra khỏi các căn cứ bí
mật của chúng, với sự tổn thất rất ít về nhân mạng (cho người Hoa Kỳ). Tuy nhiên
dưới ánh hào quang chiến thắng lúc ban đầu, vẫn có chuyện cần để ý: Quân đội
Hoa Kỳ và đồng minh đã thất bại trong việc giết hoặc bắt sống Osama bin Laden.
Nếu thanh toán được lãnh tụ Al-Qaeda từ
tám năm trước, vẫn chưa chắc loại trừ được sự đe dọa khủng bố từ những nhóm quá
khích. Nhưng sự thất bại, không hoàn tất nhiệm vụ (giết hoặc bắt sống bin
Laden) đã
làm mất cơ hội và thay đổi cục diện chiến tranh ở Afghanistan, làm cho người
Hoa Kỳ không cảm thấy an tâm trước sự đe dọa khủng bố.
Điều thất bại này và những hậu qủa to lớn
của nó không thể không nhắc đến. Đến đầu tháng Mười Hai, thế giới của bin Laden
thâu nhỏ lại nơi những hang động với hệ thống giao thông, hầm hố, đào sâu vào núi
đá, nơi hướng đông Afghanistan, khu vực có tên là Tora Bora. Bị quân đội Hoa Kỳ
và đồng minh săn đuổi, dồn về khu vực khó
khăn, khô khan, cằn cỗi nhất trên qủa điạ cầu, ông ta (bin Laden) cùng với vài
trăm tay súng Al-Qaeda (nơi tập trung đông nhất), mỗi ngày phải chịu đựng gần một
(100) trăm phi vụ oanh kích của Không Lực Hoa Kỳ. Một qủa bom nặng 15 ngàn cân
Anh, rất to lớn phải lăn ra cửa sau phi cơ vận tải C-130, sức nổ sẽ gây chấn động
rặng núi kéo dài mấy dặm (miles).
Ngay cả Osama bin Laden cũng nghĩ mình
sẽ chết sớm, ông ta viết di chúc để lại ngày 14 tháng Mười Hai, dặn dò mấy bà vợ
không được tái giá, xin lỗi đàn con đã hiến dâng cuộc đời của mình (bin Laden)
cho Jihad (Thánh chiến trong đạo Hồi). Nhưng lãnh tụ Al-Qaeda vẫn sống để tiếp tục chiến đấu. Khoảng thời gian ngày 16
tháng Mười Hai, bin Laden cùng với đám cận vệ di chuyển ra khỏi khu vực Tora
Bora, bí không ai hay biết, rồi biến mất vào trong khu vực các bộ lạc tự trị
ở Pakistan. Đa số phân tích
gia cho rằng, ông ta vẫn còn sống ở đó cho đến ngày hôm nay.
Chuyện gì xẩy ra ở Tora Bora? Một
cựu Thiếu Tá đơn vị Delta
về hưu, viết báo dưới bút hiệu Dalton Fury là một cấp chỉ huy Hoa Kỳ trong khoảng
thời gian đó, chỉ huy khoảng 90 quân biệt kích Lực Lượng Hành Quân Đặc Biệt với
nhiệm vụ truy lùng, bắt sống hoặc giết chết bin Laden.
Trong phần phỏng vấn, Fury trả lời, các
tay súng Al-Qaeda lẩn trốn trong khu vực núi non (Tora Bora) xử dụng máy truyền
tin không ngụy thoại (bảo mật), do đó các đơn vị Hoa Kỳ nghe được những tin tức,
lời đối thoại trong hàng ngũ quân khủng bố Al-Qaeda, theo dõi sự di chuyển của
họ cho phi cơ oanh kích. Tin tức lấy được đôi khi rất quan trọng, vài ngày sau
khi đến khu vực hành quân, một nhân viên CIA lấy được máy truyền tin từ một xác
chết Al-Qaeda, cung cấp tần số liên lạc nội bộ của nhóm khủng bố Al-Qaeda trong
khu vực núi non, hang động. Đôi khi nghe được giọng nói của bin Laden, cùng với
lời bình luận của một nhân vật mang biệt danh “Tù Trưởng” (The Sheikh).
Nhiều ngày đầu tháng Mười Hai, các đơn
vị biệt kích (Hành Quân Đặc Biệt) tiến lên khu vực hang động, núi non từng tổ
hai người (chỉ huy) cùng với quân tự vệ người Afghanistan. Quân biệt kích Hoa Kỳ
xử dụng hệ thống định vị GPS và tia sáng laser dò tìm hang động có quân khủng bố
Al-Qaeda trú ẩn cho phi cơ thả bom tiêu hủy. Đó là điều rõ ràng, quân đội Hoa Kỳ
nghe được chuyện liên lạc nội bộ trong hàng ngũ Al-Qaeda, và không quân Hoa Kỳ
oanh kích liên tục, gây nhiều tổn thất cho quân khủng bố.
Ngày 9 tháng Mười Hai, phi cơ vận tải
C-130 thả một qủa bom nặng 15000 cân Anh có tên là bom Daisy Cutter (xử dụng
trong trận Xuân Lộc, VN) trên khu vực núi non, hang động Tora Bora. Loại vũ khí
này chưa từng được xử dụng sau khi trận chiến Việt Nam kết thúc, người Hoa Kỳ e
ngại hiệu qủa không được như mong muốn. Nhưng sau đó các bản báo cáo cho biết,
gây chấn động kinh hoàng, một tay súng Al-Qaeda bị bắt sau này khai rằng, tiếng
nổ khủng khiếp làm cho nhiều người (Al-Qaeda) trốn sâu trong hang… bốc hơi (biến
mất). Ngày hôm đó và những tiếp theo, Fury cho biết chận bắt được nhiều cuộc đối
thoại trong hàng ngũ Al-Qaeda yêu cầu “cho xe đỏ (Hồng Thập Tự) tản thương”, những
yêu cầu, báo cáo thê thảm lên cấp chỉ huy Al-Qaeda.
Được cho biết tần số làm việc máy truyền
tin của Al-Qaeda, Fury hy vọng các đơn vị Hành Quân Đặc Biệt của ông ta có nhiều
cơ hội bắt sống (bin Laden). Nhưng họ không thành công (?). Người Hoa Kỳ dựa vào
sự giúp đỡ của hai “lãnh chúa” nhỏ trong khu vực Jalalabad (một tỉnh ở
Afghanistan). Haji Hazarat, người có trình độ học đến lớp bốn (4) nổi tiếng bạo
lực, ông ta đã chiến đấu chống quân đội Nga Sô, khi còn là thiếu niên trong thập
niên 1980, sau đó đi theo nhóm Taliban (quá khích Hồi giáo) một thời gian. Người
kia là Haji Zaman Ghamsharik, một tay buôn bán ma túy giầu có, được người Hoa Kỳ
thuyết phục trở về Afghanistan từ Pháp. Cả hai lãnh chúa có tổng cộng khoảng
2000 tay súng, tuy nhiên về khả năng, lòng trung thành … không rõ. Cả hai lãnh
chúa cùng hai nhóm không tin tưởng lẫn nhau, và cả hai có vẻ không tin tưởng nơi
người bạn đồng minh Hoa Kỳ.
Những vấn đề (tin tưởng) này được thể
hiện, mỗi khi người Afghanistan đòi rút lui ra khỏi khu vực núi non khi trời bắt
đầu tối. Chuyện nghi ngờ này được xác nhận bởi các chuyện xẩy ra buổi chiều ngày
11 tháng Mười Hai, ngày mà quân đội Hoa Kỳ nghe được (bắt được làn sóng truyền
tin) bin Laden cho phép các tay súng Al-Qaeda đầu hàng. Ghamsharik đến gặp Fury
(cấp chỉ huy trong Hành Quân Đặc Biệt Hoa Kỳ) nói với ông ta rằng, các tay súng
Al-Qaeda muốn đầu hàng. Ông ta nói, họ (Al-Qaeda) chỉ muốn 12 tiếng đồng hồ ngừng
bắn (ngừng bao vây) để họ xuống núi, giao nộp vũ khí. Chận bắt các cuộc đối thoại
trên hệ thống truyền tin Al-Qaeda, dường như xác định các tay khủng bố đã “buông
xuôi” trước những trận oanh kích, thả bom liên tục của Không Lực Hoa Kỳ, nhưng
Fury vẫn hoài nghi…
Hồ sơ lịch sử chính thức của bộ tư lệnh
Hành Quân Đặc Biệt ghi nhận, bộ tư lệnh Trung Tâm (CentCom, bao gồm vùng Trung Đông)
không chấp thuận kế hoạch ngừng bắn, nghi ngờ đây là trò bịp bợm của quân khủng
bố, nhưng nói rằng các đơn vị Hành Quân Đặc Biệt đồng ý một cách miễn cưỡng, ngừng
thả bom đêm đó để khỏi giết lầm những tay súng Al-Qaeda muốn đầu hàng. Ghamsharik
thương thuyết với các đại diện quân khủng bố trên hệ thống truyền tin. Mới đầu ông
ta nói với Fury (cấp chỉ huy Hành Quân Đặc Biệt Hoa Kỳ) rằng, một số lớn người
Algeria (Al-Qaeda gốc Algeria) muốn đầu hàng. Sau đó ông ta báo cáo (cho Fury)
rằng ông ta có thể bàn giao hoàn toàn hệ thống lãnh đạo chỉ huy Al-Qaeda. Fury
càng nghi ngờ hơn với những lời hứa hẹn của quân khủng bố. Đến sáng ngày 12 tháng
Mười Hai, không thấy một tay súng khủng bố nào xuất hiện (xuống núi, đầu hàng),
và cấp chỉ huy đơn vị Delta (Fury) kết luận, câu chuyện từ đầu đến cuối hoàn toàn
bịp bợm. Tin tình báo cho biết, con số Al-Qaeda trốn thoát lên đến 800 người –
nhưng không có bin Laden.
Mặc dầu không tin tưởng được quân đồng
minh Afghanistan, Fury không nản chí, thảo các kế hoạch khác để thanh toán trùm
khủng bố Osama bin Laden. Một kế hoạch sẽ dồn ép bin Laden vào một góc từ hướng
mà Fury không thích - cửa hậu. Những ngọn núi cao về hướng nam lên đến 14000 bộ,
dưới thung lũng và đường đèo đi qua rặng núi, tuyết đã che phủ một lớp dầy. Đó
là một kế hoạch tóm bin Laden từ phiá sau (bất ngờ) nhưng khó thực hiện, quân
biệt kích (Delta) phải đem theo bình Oxy vì trên núi cao, không khí loãng và phải
xâm nhập từ hướng Pakistan qua.
Kế hoạch được gửi lên theo hệ thống quân
giai, không ai trả lời, Fury đề nghị thả (bằng phi cơ) hàng trăm qủa mìn trên
những ngọn đèo đi qua Pakistan để ngăn chận hướng tấu thoát của bin Laden. “Đầu
tiên, ai đó (cận thần của bin Laden) dẫm phải mìn, bay mất chân, những người còn
lại phải tạm dừng chân” Fury nói tiếp “điều đó làm cho phi cơ quan sát tìm thấy
họ… cho quân biệt kích tấn công”. Kế hoạch đó cũng bị loại bỏ.
Nhìn từ góc độ bên ngoài cuộc chiếm đóng
(xâm lăng) Afghanistan và hành quân tiểu trừ Osama bin Laden, theo lời cựu giám
đốc cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA, George Tenet, Không Lực Hoa Kỳ thả bom liên
tục cũng không đủ để giết bin Laden ở Tora Bora. Henry Crumpton, trưởng phòng các
hoạt động đặc biệt chống khủng bố trong cơ quan CIA đã yêu cầu bộ trưởng Quốc
Phòng Donald Rumsfeld và Tướng Tommy Franks tư lệnh quân đội Hoa Kỳ trong vùng
Trung Đông trước tháng Mười Hai từ lâu, tăng thêm quân. Crumpton đã khuyến cáo
Tướng Franks đưa 1000 quân TQLC từ Kandahar theo cửa sau (Pakistan) vào khu vực
Tora Bora, và thuyết trình cho Tổng Thống Bush, Phó Tổng Thống Dick Chenney sự
cần thiết phải có quân Bộ Binh trên mặt đất. Nhưng bộ tư lệnh Trung Tâm
(CentCom - Tommy Franks) loại bỏ ý kiến của ông ta, nêu lý do mất thời gian để đưa
một đơn vị Bộ Binh cấp lớn đến Afghanistan.
Vào ngày 14 tháng Mười Hai, bin Laden
viết xong chúc thư, Dalton Fury (chỉ huy đơn vị Delta tham chiến) cuối cùng
thuyết phục được Ali cùng thuộc cấp của ông ta ở lại qua đêm trong một hẻm núi
vừa chiếm được lúc ban chiều. Trong vòng ba ngày kế tiếp, quân tự vệ
Afghanistan cùng với cố vấn Hoa Kỳ di chuyển đều đặn qua những hẻm núi, gọi phi
cơ oanh kích, thanh toán những túi phòng ngự nhỏ Al-Qaeda. Sự chống cự của
Al-Qaeda biến mất, Ali tuyên bố chiến thắng ngày 17 tháng Mười Hai. Hầu hết nhà
cửa trong khu vực Tora Bora đều bỏ trống, và nhiều hang động, đường giao thông
dưới mặt đất đã chôn vùi dưới đống đá cát vụn (bị bom). Khoảng 20 tay súng
Al-Qaeda thất lạc đơn vị bị bắt làm tù binh. Được biết những tay súng Al-Qaeda
sống sót sau những trận ném bom đã tẩu thoát qua biên giới Pakistan hòa nhập vào
với dân điạ phương. Trùm khủng bố Osama bin Laden biến mất… Hai ngày sau, Fury
cùng đơn vị Delta của ông ta rời Tora Bora, hy vọng ai đó sẽ tìm thấy xác bin
Laden bị chôn vùi trong một hang động.
Không ai tìm ra (xác bin Laden) vì ông
ta không chết trong Tora Bora. Sau đó, tình báo Hoa Kỳ báo cáo, thêm tin tức báo
chí và những nguồn tin khác cho rằng ông ta (bin Laden) cùng nhóm cận vệ đã rời
Tora Bora hôm 16 tháng Mười Hai, với sự giúp đỡ từ những người Afghanistan,
Pakistan, được trả công trước. Nhóm bin Laden đi bộ, cưỡi ngựa trên những ngọn đèo
vào Pakistan không bị trở ngại, không gặp một đơn vị Hoa Kỳ, đồng minh nào.
Lỗi lầm thất bại trong việc bắt sống
bin Laden không phải do Hoa Kỳ thiếu cố gắng, nỗ lực, mà vì chiến lược của người
Hoa Kỳ. Tommy Franks lẫn Rumsfeld quyết định làm cú nhanh chóng, gọn gàng, tiết
kiệm ngân sách, tiêu diệt quân quá khích Hồi giáo Taliban bằng Không Quân, giới
hạn số quân tham chiến trên bộ (mặt đất). Thay vì xử dụng chiến lược sức mạnh
quân sự mạnh mẽ của Powell (Collin), chiến thuật hành quân Enduring Freedom ở
Afghanistan dựa trên sức mạnh của Không Quân và quân tự vệ lưu động
Afghanistan, phối hợp với các lãnh chúa, tù trưởng các bộ lạc. Tướng Tommy
Franks chỉ đưa vào Afghanistan 10000 quân trên bộ.
Cũng vì chiến lược, Franks, Rumsfeld không
chấp thuận đưa thêm quân vào bao vây Tora Bora lập thêm nút chặn, bắt sống hoặc
giết Osama bin Laden. Nhưng theo quan điểm quân sự của giới quân nhân, cũng như
những nhà nghiên cứu quân sử, họ đều cho rằng, quân đội Hoa Kỳ có sẵn trong
Afghanistan và Uzbekistan (quốc gia) gần đó để nhẩy vào tấn công sào huyệt Tora
Bora của bin Laden. Và nếu cần, họ (Hoa Kỳ), có thể đưa thêm quân từ vùng vịnh
Ba Tư (Persian Gulf) hoặc ngay cả Hoa Kỳ trong vòng một tuần lễ.
Peter Krause cung cấp tài liệu đầy đủ
nhất chiến thuật “Block and Sweep” (Ngăn chận và Càn quét), tài liệu đăng trong
đặc san “Những Nghiên Cứu về An Ninh”, “Cơ Hội Cuối Cùng: Thẩm định lại các hoạt
động của Hoa Kỳ ở Tora Bora” Kế hoạch của Hoa Kỳ rất đơn giản: một số đơn vị
Hoa Kỳ ngăn chận những lộ trình đi qua Pakistan, nơi hướng nam khu vực Tora
Bora. Số khác sẽ tấn công các vị trí Al-Qaeda từ hướng bắc xuống. Trận tấn công
không đòi hỏi xử dụng các đơn vị bộ binh lớn trong chiến tranh toàn diện (quy ước).
Thực ra, đơn vị cấp lớn sẽ cần nhiều thì giờ để đưa sang tham chiến, báo động
cho quân khủng bố Al-Qaeda sắp bị tấn công. Do đó đơn vị được xử dụng trên chiến
trường Afghanistan là những đơn vị nhỏ, di chuyển nhanh chóng, dễ dàng, được huấn
luyện chiến đấu trên những điạ thế khó khăn, chống lại những đơn vị ngoại lệ của
địch (chiến tranh ngoại lệ). Quân đội Hoa Kỳ có nhiều đơn vị dành cho chiến
tranh ngoại lệ như: Delta, LLĐB (Green Beret), SEAL, Viễn Thám TQLC, BĐQ và Nhẩy
Dù.
Tổng quát, một đơn vị tham chiến lúc đầu
có khoảng 2000 – 3000 quân đủ làm những nút ngăn chận, và lục soát, càn quét,
được tiếp viện khi cần thiết. Tướng Tommy Franks tư lệnh bộ tư lệnh Trung Tâm
(CentCom) đã cho phép mức tối đa là 10000 quân. Trong khuôn khổ giới hạn đó, cũng
đủ để truy lùng, thanh toán Osama bin Laden. Trong cuối tháng Mười Một, tình báo
Hoa Kỳ đã “đóng khung” bin Laden trong khu vực Tora Bora. Quân đội Hoa Kỳ có
1000 TQLC thuộc hai đơn vị (trung đoàn) 15, 26 TQLC Hải Ngoại đang thiết lập căn
cứ hướng tây nam Kandahar (một thành phố lớn ở Afghanistan), cách (Tora Bora) vài
tiếng đồng hồ bay. Nhiệm vụ của TQLC ngăn chận sự di chuyển của địch, yểm trợ các
toán biệt kích (Hành Quân Đặc Biệt) đang làm việc với các nhóm quân tự vệ (chống
chế độ Taliban). Một đơn vị 1000 quân khác thuộc sư đoàn Sơn Cước 10 đóng quân
trong căn cứ nơi hướng nam Uzbekistan, và căn cứ Không Quân Bagram, trực thăng
Hoa Kỳ có thể bay đến Tora Bora dễ dàng, nhanh chóng. Lúc đó, Lục Quân Hoa Kỳ làm
nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự (như cảnh sát).
Không may, nếu người Hoa Kỳ theo đúng mô
hình đã vạch ra cho chiến trường Afghanistan, chỉ xử dụng những đơn vị nhỏ thuộc
bộ tư lệnh Hành Quân Đặc Biệt, không đưa những đơn vị lớn vào tham chiến, khơi động
sự chống đối người Hoa Kỳ ở Afghanistan cũng như trong vùng Trung Đông. Quân đội
Hoa Kỳ, cuối cùng vẫn không thay đổi kế hoạch, điều động những đơn vị nhỏ cần
thiết hợp kết với tin tức tình báo dành riêng trong việc bắt sống hoặc giết bin
Laden. Kết qủa tổn thất nhiều nhân mạng hơn, khi quân đội Hoa Kỳ quyết định “Tổng
Tấn Công” thành trì Tora Bora của quân khủng bố Al-Qaeda.
Sự thanh toán Osama bin Laden không tẩy
xóa được mối đe dọa (khủng bố) của các nhóm quá khích trên thế giới. Nhưng sự
thất bại trong việc giết hoặc bắt sống ông ta làm cho bin Laden có ảnh hưởng rộng
lớn hơn trong khu vực và gần 60 quốc gia có sự hiện diện của nhóm khủng bố
Al-Qaeda. Lịch sử chứng minh các nhóm khủng bố lớn mạnh tùy theo đức tính, sự lôi
cuốn lãnh tụ của họ, và sự phục hồi của bin Laden cùng tổ chức khủng bố của ông
ta sau khi bị mất thành trì kiên cố Tora Bora ở Afghanistan.
Tám năm, sau khi phải “di tản chiến thuật”
ra khỏi Afghanistan, tổ chức khủng bố Al-Qaeda đã chấn chỉnh, phục hồi, lãnh tụ
Osama bin Laden vẫn sống để khích động thế hệ quá khích mới, chấp nhận, theo đuổi
chủ thuyết Al-Qaeda, đã sẵn sàng tấn công, phát xuất từ nhiều nơi trên thế giới.
Ảnh hưởng của mối đe dọa này lớn nhất ở Pakistan, đồng minh có vũ khí nguyên tử
của Hoa Kỳ. Nơi này (Pakistan), Al-Qaeda vẫn tiếp tục hiện diện, cung cấp tài lực
cho những người điạ phương qúa khích, gia tăng những vụ khủng bố đẫm máu. Nơi
quê nhà (Hoa Kỳ), cơ quan Điều Tra Liên Bang (FBI) cho biết, chính quyền đã phá
vỡ hai âm mưu phá hoại có dính líu đến người Hoa Kỳ đã qua Pakistan và được huấn
luyện trong các căn cứ của Al-Qaeda.
Cuối cùng là những mất mát về phiá Hoa
Kỳ - Tiền bạc và nhân mạng – Con số rất lớn. Tám năm đầu, tổn phí cho chính quyền
khoảng 243 tỷ đô la, khoảng 60 tỷ cho năm nay (hiện tại), chưa kể Tổng Thống
Barack Obama đưa sang Afghanistan 30000 quân. Giá lớn nhất chính quyền Hoa Kỳ
phải trả hàng ngày ở Afghanistan và Pakistan, là số quân 68000 binh sĩ và hàng
trăm nhân viên dân chính đang làm việc năm thứ chin (9) theo bản khế ước
(contract).
Annie
Lowry
Theo tài liệu: https://foreignpolicy.com/2009/12/11/how-osama-bin-laden-escaped-2/
Fort Hays State University
Department of Computer Science
Dallas, Texas 07/28/2021
vđh
No comments:
Post a Comment