Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín năm
2001 (911) xẩy ra ở Hoa Kỳ, trong vòng mấy tuần lễ sau, các đơn vị Hành Quân Đặc
Biệt (ARSOF), Lục Quân Hoa Kỳ bắt đầu mở các cuộc hành quân ở Afghanistan tiêu
diệt nhóm khủng bố Al-Qaeda và các lực lượng vũ trang chính quyền Taliban đang
chứa chấp quân khủng bố. Cuộc hành quân có tên là Enduring Freedom (OEF) bắt đầu
từ ngày 7 tháng Mười năm 2001. Quân đội Hoa Kỳ trợ giúp các chiến sĩ chống lại
chính quyền Taliban (đang nắm quyền sinh sát) ở Afghanistan, kiểm soát được nhiều
đất đai, và chiếm được Kabul (thành phố lớn nhất, thủ đô của Afghanistan) trong
tháng Mười Một. Đến cuối tháng Mười Hai, các nhóm chống đối Taliban kết hợp thành
một liên minh, cùng với Đồng Minh Tây Phương (Hoa Kỳ và đồng minh Âu châu) đưa
Hamid Karzai lên nắm chính quyền tạm thời ở Afghanistan.
Trong khi liên minh cùng các nhóm chống
đối Taliban nhanh chóng chiếm giữ nhiều đất đai, nhưng không thành công trong việc
tiêu diệt quân Taliban cùng nhóm khủng bố Al-Qaeda. Đặc biệt, phần lớn địch quân
đã trốn thoát trong trận tấn công vào sào huyệt Tora Bora (khu vực nhiều hang động
về hướng tây thủ đô Kabul, biên giới với Pakistan, được biết lãnh tụ Al-Qaeda
Osama Bin Laden trú ẩn), từ ngày 6 đến ngày 17 tháng Mười Hai. Trong số quân nhân
Hoa Kỳ tham dự trận tấn công, phi công cùng phi hành đoàn trực thăng MH-47E
Chinook, tiểu đoàn 2, trung đoàn 160 Không Yểm Hành Quân Đặc Biệt. (2/160th) bay
yểm trợ liên tục từ đầu năm 2002. Một trong những tổn thất đáng kể cho tiểu đoàn
2/160 Không Yểm xẩy ra ngày 4 tháng Ba năm 2002 trong hành quân Anaconda.
Trọng tâm của hành quân Anaconda là khu
vực thung lũng Shahi-Kot và ngọn núi Arma trong tỉnh Paktia. Liên minh cùng với
các nhóm chống Taliban sẽ lùa các tay súng khủng bố Al-Qaeda và Taliban về hướng
các nút chặn do các trung đoàn thuộc sư đoàn Dù 101 và sư đoàn 10 Sơn Cước
(Mountain division) Hoa Kỳ đảm trách. Đơn vị Sơn Cước đặc nhiệm (101 Dù và 10)
hỗn hợp, tiên đoán địch quân (Al-Qaeda, Taliban) có khoảng vài trăm tay súng nên
không thể kháng cự quyết liệt. Điều này hoàn toàn sai (tin tức tình báo không đúng).
Đặc biệt trên đỉnh núi Takur Ghar, cao độ 10500 bộ trên mặt nước biển. Từ cao độ
này (Takur Ghar) địch quân có thể quan sát rõ ràng mọi di chuyển trong khu vực
thung thũng ở dưới, do đó mục đích của cuộc hành quân là nắm quyền kiểm soát đỉnh
núi Takur Ghar. Điều không may cho các phi công cùng phi hành đoàn trực thăng
MH-47E (Chinook), và quân bộ binh (Hoa Kỳ \ đồng minh), địch quân (Al-Qaeda và
Taliban) đã lên chiếm đóng và thiết lập công sự phòng thủ đỉnh núi Takur Ghar.
Những quân nhân đồng minh đầu tiên khám
phá công sự phòng thủ của địch đi trên trực thăng Chinook có số 476 trên đuôi.
Khi phi công cố gắng đưa toán quân bộ binh đầu tiên lên chiếm đóng đỉnh núi
Takur Ghar lúc hừng đông ngày 4 tháng Ba, địch quân chào đón chiếc trực thăng dữ
dội bằng đủ loại súng. Bị trúng nhiều đạn đại liên, phóng hỏa tiễn B-40, chiếc
trực thăng bắn tung lên, Trung Sĩ (Petty Officer PO1, tương đương E-6 Lục Quân)
đơn vị Người Nhái Hải Quân, Neil C. Roberts rơi ra khỏi chiếc trực thăng, vào đống
tuyết bao phủ sườn núi, cách chiếc trực thăng khoảng 10 bộ. Viên phi công cố gắng
bay vòng lại cứu quân nhân Người Nhái
Neil C. Roberts, nhưng chiếc trực thăng đã bị hư hại, khó điều khiển. Viên phi
công tài ba phải bỏ ý định, lái chiếc trực thăng lết ra khỏi khu vực nguy hiểm,
đáp xuống một chỗ khác thấp hơn 2000 bộ, cách xa đỉnh núi Takur Ghar khoảng 6 cây
số. Sau đó một trực thăng khác bay vào cứu tất cả phi hành đoàn cùng toán Người
Nhái còn lại (ngoại trừ Neil C. Roberts).
Trong khi đó, bộ tư lệnh Hành Quân Đặc
Biệt Hoa Kỳ đang tìm cách cứu quân nhân Người Nhái Neil C. Roberts mà lúc đó chưa
biét số phận, tình trạng của anh ta ra sao! Hai trực thăng Chinook MH-47E khác
thả vào khu vực cấp cứu hai toán biệt kích (Người Nhái hoặc LLĐB trực thuộc bộ
tư lệnh Hành Quân Đặc Biệt). Cả hai trực thăng đều bị bắn, một chiếc số đuôi
475 bị rơi, đưa đến một trận đánh kéo dài trên đỉnh núi Takur Ghar. Chiếc 475 đưa
một toán biệt kích vào ngay chỗ Người Nhái Neil C. Roberts bị rơi ra ngoài, kết
qủa 7 lính biệt kích Hoa Kỳ tử trận, mấy người khác bị thương. Sau đó, cấp chỉ
huy Lực Lương Đặc Nhiệm Hỗn Hợp ở Afghanistan phải quyết định làm gì với hai
chiếc trực thăng bị bắn rơi.
Việc thâu hồi trực thăng số đuôi 475 là
một vấn đề lớn, vị trí chiếc trực thăng bị rơi và sự hư hỏng, thiệt hại của nó.
Ngoài ra còn vấn đề Biệt Động Quân Hoa Kỳ đang đánh nhau quyết liệt với quân khủng
bố Al-Qaeda trên đỉnh núi Takur Ghar để cứu Người Nhái Neil C. Roberts. Cuối cùng,
Không Lực Hoa Kỳ quyết định thả bom tiêu hủy chiếc trực thăng 475. Theo Trung Tá
Kevin W. Magnum tiểu đoàn trưởng 1/160 Không Yểm “Chẳng còn gì để thâu hồi”
Theo sự tính toán cho số phận chiếc trực
thăng số đuôi 476, ngân khoảng để sửa chữa chiếc trực thăng ít hơn mua một trực
thăng mới thay thế, do đó trung đoàn 160 Không Yểm được lệnh thâu hồi chiếc trực
thăng Chinook MH-47E. Theo lời, Chuẩn Úy Peter A. Milch “Trung Tá
Mangnum hỏi tôi, có thể làm được gì. Tôi trả lời rằng, cần phải xem xét chiếc
trực thăng trước.” Một nhóm thẩm định tình trạng chiếc trưc thăng được thành lập,
gồm có: Trung Sĩ Milch, Trung Sĩ cơ khí Thomas M. Katz, và Trung Sĩ Nhất kiểm
soát kỹ thuật Samuel J. Stills. Toán chuyên viên kỹ thuật đem theo đồ nghề, trường
hợp phải xả hết thùng nhiên liệu (xăng) để được an toàn lúc làm việc. Họ được đưa
từ căn cứ không quân Bagram lên căn cứ hành quân tiền phương, nơi được xử dụng
làm tuyến xuất phát cho trung đội Người Nhái. Sáng sớm ngày hôm sau, mấy biệt kích
Người Nhái (SEAL), toán thẩm định trung đoàn 160 Không Yểm, và các tay súng Đồng
Minh Phương Bắc (người bản xứ chống Taliban - Northern Alliance) lên mấy xe
Pickup Toyota Hilux theo lộ trình dài 3 tiếng rưỡi đồng hồ, băng qua khu vực rất
nguy hiểm “vùng đất chết của những kẻ xấu” đến vị trí chiếc trực thăng lâm nạn.
Trên đường đi, toán kỹ thuật 160 được
cho biết, chiếc trực thăng lâm nạn 476 chỉ được máy bay (drone) điều khiển bằng
remote quan sát, và một toán Người Nhái (SEAL) “vào thăm”. Vì lý do chiếc trực
thăng không được theo dõi, kiểm soát thường xuyên nên toán Người Nhái trước đó đã
cố tình để lại “nhu yếu phẩm” (nước uống, thực phẩm, và áo ấm). Nếu những món đồ
này biến mất… chứng tỏ đã có người “ghé thăm” chiếc trực thăng lâm nạn. Khi họ
đến nơi, toán biệt kích Người Nhái ra các vị trí đặt súng bắn tỉa để bảo vệ. Một
chuyên viên chất nổ Hải Quân xem xét khu vực, đề phòng lựu đạn gài hoặc mìn bẫy
địch để lại và các món đồ “nhu yếu phẩm” vẫn còn nguyên tại vị trí, kết luận
khu vực an toàn mới ra dấu cho toán chuyên viên thẩm định 160 vào làm việc.
Trung Sĩ Nhất Stills kể lại, chiếc trực
thăng “đáp trên một sườn dốc nên chúng tôi phải đi từng bước cẩn thận” vì mặt đất
xung quanh thấm dầu nhớt từ chiếc trực thăng chẩy ra, rất trơn trượt. Ba chuyên
viên cơ khí 160 (trung đoàn 160 Không Yểm) xem xét chiếc trực thăng khoảng nửa
tiếng đồng hồ, tìm ra dấu vết đạn B-40 làm hư hỏng mấy đồng hồ bay, mảnh đạn trúng
cánh quạt và làm cháy hệ thống điều khiển điện tử. Trung Sĩ Milch kể lại “hệ thống
điện tử hoàn toàn là cơn ác mộng, bị hư hỏng hoàn toàn.” Ngoài ra, một viên đạn
(AK-47) trúng ống dẫn dầu làm khô cạn dầu hộp số cánh quạt phần đuôi. Toán chuyên
viên kết luận “Chiếc trực thăng Chinook MH-47E không thể nào bay được.”
Chiếc trực thăng không bay được nên cần
một chiếc khác câu đem về. Toán chuyên viên xả hết thùng nhiên liệu (xăng) làm
nhẹ chiếc trực thăng và để an toàn (không sợ bị cháy), nhiên liệu không bị sóng
đong đưa qua lại gây nguy hiểm (đứt dây câu). Sau đó toán chuyên viên cùng đơn
vị hộ tống bảo vệ quay trở về căn cứ hành quân tiền phương, đợi cho nhiên liệu
bốc hơi.
Kế tiếp, khi về đến căn cứ Không Quân Bagram,
toán chuyên viên phải tìm một loại trực thăng với sức nâng đủ mạnh để câu loại
trực thăng Chinook MH-47E. Thêm một trở ngại, lựa chọn đầu tiên là xử dụng trực
thăng CH-53E Sea Stallion, nhưng phi công loại trực thăng này trả lời, trên một
độ cao gần 9000 bộ, khả năng “nâng” của trực thăng CH-53E sẽ giảm đi vì không
khí loãng.
Kế tiếp, toán chuyên viên 160 cố gắng
mượn một trực thăng CH-47D có động cơ mạnh hơn loại MH-47E của sư đoàn Dù 101
(Hoa Kỳ) để câu chiếc trực thăng lâm nạn (số đuôi 476), nếu toán chuyên viên có
thể tháo gỡ bớt cơ phận, làm chiếc trực thăng lâm nạn nhẹ hơn 18000 cân Anh
(pounds, lbs). Sau khi tính toán kỹ càng, toán chuyên viên 160 tin tưởng, họ sẽ
làm chiếc trực thăng nhẹ hơn trọng lượng kể trên, bằng cách tháo gỡ mấy cánh quạt,
động cơ, cơ phận bay, các bộ phận bên trong trực thăng, và thùng chứa nhiên liệu
bên ngoài. Nhưng cuối cùng, họ vẫn kết luận, chuyện rủi ro rất có thể xẩy ra (cơ
hội chuyện rủi ro xẩy ra).
Cuối cùng, Đại Úy Elias Goosecheap, đại
đội A, tiểu đoàn 2/160 Không Yểm đề nghị nên tìm một công ty (dùng trực thăng
chuyên chở) xử dụng loại trực thăng Mi-26 do Nga Sô chế tạo, để thâu hồi chiếc
trực thăng lâm nạn, số đuôi 476. Ông ta đã được xem chiếc trực thăng Nga Sô câu
kiện hàng rất nặng mới vài tuần trước đó. Tiếp theo, toán chuyên viên 160 mất
thêm hơn hai tuần lễ để “được phép” (từ cấp cao hơn) và ký khế ước (contract) với
công ty sở hữu loại trực thăng Nga Sô Mi-26. Khi chiếc trực thăng Mi-26 đến căn
cứ Không Quân Bagram ngày 7 tháng Tư, chuyên viên kỹ thuật đại đội A, tiểu đoàn
2/160 Không Yểm bàn với chuyên viên Nga Sô về việc thâu hồi chiếc trực thăng lâm
nạn 476.
Qua sự thông ngôn một quân nhân trong đơn
vị, người Nga Sô đồng ý câu chiếc trực thăng Hoa Kỳ lâm nạn, nếu toán chuyên viên
160 có thể làm giảm trọng lượng chiếc trực thăng Chinook MH-47E xuống dưới
20000 cân Anh. Toán chuyên viên 160 quyết định tháo gỡ cả hai động cơ (chiếc
476), mấy cánh quạt, thùng nhiên liệu, vũ khí gắn trên trực thăng. Người Nga cũng
tháo gỡ bớt cơ phận trên trực thăng Mi-26 của họ để gia tăng sức nâng. Theo chương
trình, toán chuyên viên Hoa Kỳ sẽ bay vào khu vực chiếc trực thăng lâm nạn vào
buổi tối ngày 7 tháng Tư làm việc. Chiếc trực thăng Nga Sô Mi-26 sẽ bay vào sáng
hôm sau, câu chiếc 476 đem về.
Đúng tám giờ tối, bốn trực thăng
Chinook MH-47E cất cánh, theo phi trình 45 phút đến vị trí chiếc trực thăng lâm
nạn. Chiếc trực thăng Nga Sô Mi-26 vẫn ứng chiến trong căn cứ Không Quân, đợi
toán quân Hoa Kỳ hoàn tất nhiệm vụ. Ba trực thăng Chinook chở theo Biệt Động Quân
(trung đoàn 75/BĐQ/HK) vào khu vực trước, làm thành phần an ninh. Chiếc Chinook
thứ tư chở theo toán chuyên viên 160 gồm 9 quân nhân cùng với dụng cụ của họ.
Ngoài ra, họ còn được mấy trực thăng tấn công AH-64 Apaches, sư đoàn Dù 101 yểm
trợ, một phản lực F-18 Hornet, và một phi cơ quan sát không người lái bay bao vùng…
thêm bốn chiếc A-10 Warthog (loại phản lực bay chậm, vua diệt chiến xa trong trận
đánh vùng Vịnh với Iraq năm 2001) nằm ứng chiến, sẵn sang … khi cần. Theo lời
Trung Sĩ Katz “rất tin tưởng khi biết được nhiều phi cơ theo dõi…”
Trong khu vực “mục tiêu” (phi cơ lâm nạn),
sau khi ba chiếc Chinook đưa Biệt Động Quân vào trước làm thành phần an ninh.
Sau khi lục soát, bố trí xong, BĐQ ra dấu hiệu cho chiếc Chinook thứ tư đưa toán
chuyên viên vào cùng với dụng cụ của họ. Mặc dầu có máy bay quan sát không người
lái theo dõi chiếc trực thăng lâm nạn, chuyên viên “Tháo Gỡ Chất Nổ” (EOD) Hải
Quân vẫn đi vào trước xem xét trước khi ra dấu cho toán chuyên viên vào làm việc.
Khi chiếc trực thăng Nga Sô Mi-26 câu
chiếc Chinook MH-47E về đến căn cứ Không Quân Bagram… Mọi người đều mừng rỡ, chạy
lại xem xét chiếc trực thăng lâm nạn 476, sau đó chuyên viên 160 chuẩn bị “đóng
hộp” chiếc 476 để đưa về Hoa Kỳ cho sửa chữa hoàn toàn.
Theo tài liệu Đặc San Hành
Quân Đặc Biệt Veritas, Volume 17, Number 1, tháng Bẩy 2021, trang 11-20
Fort
Hays State University
Department
of Computer Science
Dallas,
07/26/2021
vđh
No comments:
Post a Comment